ASEAN ‘sợ vía’ Trung Quốc, tránh tình hình căng thẳng Biển Đông
- Thứ Năm, 27 tháng Tư năm 2017 14:09
- Tác Giả: Người Việt
Lãnh đạo 10 nước ASEAN họp tại Vientiane, Lào, ngày 6 Tháng Chín, 2016, khi Lào làm chủ tịch luân phiên của hiệp hội. (Hình: AP)
MANILA, Philippines (NV) – Lãnh đạo các nước ASEAN sẽ ra một bản tuyên bố với lời lẽ nhẹ nhàng hơn thường lệ về tranh chấp Biển Đông khi họ họp với nhau vào Thứ Bảy tới đây tại thủ đô Manila, Philippines.
Theo một bản dự thảo tuyên bố chung sẽ được công bố tại Manila khi lãnh đạo các nước ASEAN tham dự cuộc họp thượng đỉnh dự trù vào ngày 29 Tháng Tư, họ chỉ bày tỏ “quan ngại sâu xa” về “các hoạt động leo thang” tại khu vực Biển Đông đang tranh chấp giữa một số nước trong khu vực, theo bản tin hãng thông tấn Reuters.
Họ không dám đề cập gì thậm chí không dám nói bóng nói gió gì đến các hành động bồi đắp xây dựng các đảo nhân tạo của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa cũng như việc Trung Quốc đang lắp đặt các hệ thống võ khí tối tân, biến những đảo này thành các căn cứ quân sự khổng lồ trên biển.
Bản tuyên bố chung sắp được công bố có dấu hiệu nhũn nhặn hơn bản tuyên bố chung hồi năm ngoái khá nhiều khi ám chỉ đến các hành động bá quyền bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông.
Tổng Thống Philippines Rodrigo Duterte khi lên cầm quyền đã thay đổi chính sách ngoại giao đối với Trung Quốc ngược với người tổng thống tiền nhiệm.
Theo tông tấn xã AP, bản dự thảo tuyên bố chung không đề cập gì đến phán quyết hồi Tháng Bảy năm ngoái của Tòa Án Trọng Tài Quốc Tế tại The Hague, Hòa Lan, bác bỏ các yêu sách chủ quyền tham lam phi lý của Trung Quốc tại Biển Đông.
Cách đây hai tuần lễ, tin tức cho hay cuộc họp thượng đỉnh ASEAN tại Philippines cuối Tháng Tư sẽ đặt trọng tâm thảo luận vào vấn đề giải quyết tranh chấp Biển Đông.
Một trong những nét chính yếu sẽ được thảo luận là Bộ Quy Tắc Ứng Xử trên Biển Đông (COC), mang tính ràng buộc về pháp lý, do ASEAN và Trung Quốc cùng đàm phán soạn thảo nhằm kiểm soát hành vi của các quốc gia tại khu vực có tranh chấp chủ quyền biển đảo.
Quy định ràng buộc pháp lý lâu nay bị Bắc Kinh chống đối là điểm mấu chốt khiến Bộ Quy Tắc Ứng Xử vẫn chưa thành hình nổi dù đã cố gắng đàm phán suốt nhiều năm qua.
Năm nay Phi là nước làm chủ tịch luân phiên của Hiệp Hội ASEAN và ông Duterte từng không che đậy quan điểm muốn nối lại các quan hệ thân hữu với Bắc Kinh qua hoạt động đầu tư, thương mại và tránh né đề cập đến tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc.
Tuy nhiên, một nhà ngoại giao trong Ban Thư Ký Thường Trực của ASEAN cho thông tấn Reuters hay rằng bản dự thảo tuyên bố chung có thể được sửa đổi trước khi được công bố chính thức khi các nhà lãnh đạo họp vào ngày Thứ Bảy.
Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam đều tuyên bố chủ quyền hoặc toàn thể hoặc một phần khu vực biển Trường Sa.
Nhưng nằm trùm lên trên là Trung Quốc tuyên bố chủ quyền hơn 80% Biển Đông nằm trong chín cái vạch tưởng tượng, nối lại giống hình “lưỡi bò,” nuốt trọn trong đó cả Hoàng Sa và Trường Sa.
Philippines trước thời ông Duterte đã kiện Trung Quốc ra Tòa Án Quốc Tế.
Tòa Trọng Tài Quốc Tế đã phán quyền tuyên bố “lưỡi bò” của Trung Quốc là “vô giá trị” nhưng Bắc Kinh vẫn bất chấp, cậy nước lớn có lực lượng quân sự ăn trùm các nước trong khu vực, vẫn ngang nhiên tiến hành các chương trình cướp biển nhằm khống chế toàn bộ khu vực.
Một cựu viên chức chính phủ Phi trong ngành ngoại giao ví chính quyền hiện nay của Philippines giống như chính quyền Cambodia, lâu nay bị kết án là bênh vực cho chủ trương bá quyền bành trướng của Trung Quốc, ngược lại quyền lợi của các nước khác trong tổ chức ASEAN.
Philippines từng là một nước có lập trường cứng rắn nhất đối với chủ trương xâm lấn biển đảo của Trung Quốc, và thường đòi hỏi có lời lẽ nêu thẳng lời lên án Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông tại các hội nghị ASEAN. Nay thì khác.
Báo chí chính thống của Hà Nội đến giờ vẫn nín lặng về ai là người sẽ đại diện đi dự thượng đỉnh ASEAN tại Manila. Tuy nhiên, tờ PhilStar của Philippines nói sẽ là Chủ Tịch Nước Trần Đại Quang. (TN)
Tin mới
- ASEAN “hết sức quan ngại” về việc Bình Nhưỡng thử hạt nhân và tên lửa - 28/04/2017 17:08
- Hàn Quốc không thanh toán chi phí lắp đặt THAAD cho Mỹ - 28/04/2017 16:59
- Lolita và Lò Thị Gốm, tình bạn trong “Sương mù Sa Pa” - Les Brumes de Sapa - 28/04/2017 16:20
- Venezuela rút ra khỏi Tổ Chức Các Quốc Gia Châu Mỹ - 27/04/2017 22:59
- Syria : Nổ lớn gần sân bay Damas do tên lửa của Israel - 27/04/2017 22:53
- Pháp : Vẫn xấp xỉ 60% muốn Macron làm tổng thống - 27/04/2017 22:46
- Indonesia: ASEAN nên có lập trường chung về Biển Đông trước khi nói chuyện với Trung Quốc - 27/04/2017 22:17
- « Bắc Triều Tiên sẽ không bao giờ ngừng thử hạt nhân » - 27/04/2017 22:03
- Mỹ : Donald Trump đề xuất kế hoạch giảm thuế « lịch sử » cho doanh nghiệp - 27/04/2017 21:12
- Đường vào điện Elysée : Marine Le Pen tự tin có thể thắng ngược - 27/04/2017 21:00
Các tin khác
- TT Trump không rút Mỹ khỏi NAFTA nữa - 27/04/2017 13:44
- Đô đốc Mỹ tuyên bố sẵn sàng tuần tra tại Biển Đông - 27/04/2017 13:29
- Bắc Triều Tiên : Mỹ lên kế hoạch đối phó về ngoại giao và quân sự - 27/04/2017 13:22
- Bắc Kinh tuyến bố tự tay dội bom, vô hiệu hóa cơ sở hạt nhân của Bắc Hàn - 27/04/2017 03:15
- Chuyện tình của ứng viên Tổng thống Pháp 39 tuổi với người vợ tròn 63 xuân xanh - 27/04/2017 03:03
- RSF : Tự do báo chí chưa bao giờ bị đe dọa đến thế ! - 26/04/2017 20:42
- Mỹ : Tư pháp ngăn chặn sắc lệnh trừng phạt địa phương bảo vệ di dân - 26/04/2017 17:10
- Pháp : Tin tặc tấn công chiến dịch tranh cử của Macron - 26/04/2017 16:51
- Pháp: Đảng Xã Hội trước nguy cơ « diệt vong » - 26/04/2017 16:40
- Trung Quốc hạ thủy tàu sân bay tự chế tạo đầu tiên - 26/04/2017 16:31