Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Các nhà khoa học báo động về biến đổi khí hậu ở Nam Cực

ANTARCTIC-ENVIRONMENT


Băng tan nhanh chóng tại Nam Cực, quê hương của loài chim cánh cụt.
REUTERS/Pauline Askin

Nhiệt độ tăng, băng tan chảy nhanh, mưa thay cho tuyết, ô nhiễm không khí. Đó là những tác động đáng lo ngại của biến đổi khí hậu tại vùng Nam Cực, theo lời báo động của các nhà khoa học được hãng tin AFP trích dẫn hôm nay, 14/01/2017.

Giám đốc Viện Nam Cực của Achentina, Rodolfo Sanchez báo động rằng khi ông đến vùng này vào thập niên 1990, không bao giờ có mưa, thế mà bây giờ ở Nam Cực mưa rơi thường xuyên, thay vì tuyết rơi.

Tốc độ băng tan chảy tại vùng Nam Cực cũng đang khiến các nhà khoa học rất lo ngại. Những nơi mà trước đây chỉ thấy màu trắng xóa, thì nay đã để lộ các sườn núi và các bờ sông.

Trong thế kỷ 20 vừa qua, các căn cứ quân sự ở vùng Nam Cực đã được chuyển thành các phòng thí nghiệm để các nhà khoa học từ nhiều nước cùng nhau nghiên cứu về tương lai của hành tinh chúng ta.

Theo các nhà khoa học, Nam Cực là nơi tốt nhất để quan sát biến đổi khí hậu và họ đã nhận thấy là nhiệt độ trung bình tại vùng này đã tăng rất nhanh và tốc độ tan chảy của băng cũng rất đáng lo ngại.
Hiện tượng băng tan chảy làm thay đổi độ mặn của nước biển, làm rối loạn các vi sinh vật, các loài nhuyễn thể, vốn là thức ăn của cá voi, hải cẩu, chim cánh cụt.
Tuy nhiên, các nhà cổ sinh vật học lại « hoan nghênh » hiện tượng băng tan chảy, vì cách đây 75 triệu năm, loài khủng long sống rất nhiều ở vùng Nam Cực, vào thời mà vùng này còn rừng rậm, còn là nơi cung cấp thức ăn cho loài này.
Nay với băng tan chảy, các nhà cổ sinh vật học có thể tìm thấy dễ dàng hơn các dấu tích của khủng long ở Nam Cực.


Switch mode views: