Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Trường Sa : Việt Nam phản đối Đài Loan diễn tập gần Ba Bình

BD-taiwan

Một tàu tuần duyên Đài Loan tham gia diễn tập cứu hộ ngoài khơi đảo Ba Bình ngày 29/12/2016.
REUTERS/J.R Wu

Đúng một hôm sau khi Đài Loan tổ chức cuộc diễn tập cứu hộ tại khu vực đảo Itu Aba (Ba Bình theo tên gọi Việt Nam, Thái Bình theo cách gọi Đài Loan), thực thể do Đài Loan chiếm đóng tại vùng quần đảo Trường Sa, vào hôm qua, 29/11/2016, Việt Nam đã lên tiếng phản đối, xác định trở lại chủ quyền của Việt Nam trên thực thể này.

Trả lời báo chí liên quan đến cuộc diễn tập cứu hộ trên biển, mang tên gọi là Nam Viện 1 mà chính quyền Đài Loan tiến hành tại khu vực Ba Bình, vùng Trường Sa, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Nam Lê Hải Bình đã lên tiếng « kiên quyết phản đối », cho rằng hành động của Đài Loan đã : « xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, đe dọa hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải, gây căng thẳng và làm phức tạp tình hình ở Biển Đông ».

Như thông lệ, ông Lê Hải Bình nhắc lại quan điểm của Hà Nội theo đó , « Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và căn cứ pháp lý để khẳng định chủ quyền » trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, và yêu cầu Đài Bắc « không để tái diễn các hành động tương tự. »

Theo giới quan sát, trong lúc Việt Nam đã có phản ứng nhanh chóng và cứng rắn trước động thái của Đài Loan, Trung Quốc ngược lại hầu như không phản đối, mà chỉ nhắc lại rằng vùng Trường Sa mà Bắc Kinh gọi là Nam Sa, là « lãnh thổ không thể tách rời khỏi Trung Quốc ».

Điểm cần ghi nhận là cuộc diễn tập ở khu vực đảo Ba Bình có nội dung hoàn toàn nhân đạo, nhưng huy động một lực lượng hùng hậu gồm 3 máy bay không quân và 8 tầu hải quân và tuần duyên, đặc biệt là chiếc Cao Hùng (Kaohsiung) của Cảnh Sát Biển, trọng tải 3.000 tấn, và chiếc Bàn Thạch (Panshi) của Hải Quân, có cơ sở y tế tương đương với một bệnh viện dã chiến.

Mục tiêu của Đài Loan được cho là nhằm tái khẳng định các yêu sách chủ quyền của Đài Bắc đối với Biển Đông, những đòi hỏi cũng rộng khắp tương tự như Trung Quốc.

Mặt khác, theo như nhận định của chuyên gia Ian Storey tại viện nghiên cứu Đông Nam Á Yusof Ishak ở Singapore, chính quyền Đài Bắc rất bực tức trước việc Đài Loan bị xem thường trong vấn đề Biển Đông cho nên đã muốn cho thấy rằng họ cũng là một tác nhân không thể bị gạt qua một bên trong hồ sơ này.


Switch mode views: