Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Mỹ tố cáo Thổ Nhĩ Kỳ trấn áp báo chí đối lập

turkey-security6


Khẩu hiểu, biểu ngữ ủng hộ treo trước trụ sở tòa báo đối lập Cumhuriyet, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 01/11/2016
REUTERS

Thứ Hai 31/10/2016, bộ Ngoại Giao Mỹ phản đối những biện pháp vi phạm tự do báo chí của chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ sau khi cảnh sát của quốc gia đồng minh này bắt giam tổng biên tập và nhiều phóng viên của nhật báo đối lập Cumhuriyet.

Trong cuộc tiếp xúc hàng ngày với báo chí tại Washington, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Mỹ John Kirby cho biết Hoa Kỳ « rất quan tâm » về việc chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ gây « áp lực » đối với truyền thông đối lập, nhất là vụ bắt giam nhà báo Murat Sabuncu, tổng biên tập một trong những nhật báo có uy tín nhất tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Mỹ cũng lên án quyết định đóng cửa nhiều cơ quan báo chí hồi cuối tuần qua.

Có lẽ để xoa dịu đồng minh cốt lõi trong khu vực Trung Đông bất ổn, ông John Kerby nhắc lại lập trường của Washington là « ủng hộ nỗ lực của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ truy tố thủ phạm vụ đảo chính hụt hồi giữa tháng Bẩy » nhưng kêu gọi Ankara « thượng tôn pháp luật » và « bảo đảm cho các quyền tự do cơ bản » của con người.

Theo nhật báo đối lập Cumhuriyet, ngoài tổng biên tập còn có 16 nhà báo, trong đó có những cây bút nòng cốt và biếm họa, bị tạm giam.
Viện công tố Istanbul, trong thông cáo ngày 01/11 cho rằng loạt bắt giữ này « nằm trong khuôn khổ cuộc điều tra chống khủng bố có liên quan đến giáo sĩ Gulen » đang tị nạn tại Hoa Kỳ.

Nhật báo đối lập Cumhuriyet (Cộng Hoà, thành lập từ năm 1924) là nạn nhân đầu tiên hai ngày sau khi tổng thống Erdogan ban hành hai sắc lệnh : đóng cửa 15 cơ quan truyền thông đối lập và thanh trừng sa thải thêm 10.000 công chức của các bộ Giáo dục, Y tế và Tư pháp.

Theo AFP, cho dù bị đàn áp, nhật báo Cumhuriyet ra thông cáo khẳng định « không lùi bước » và « tranh đấu đến cùng cho tự do và dân chủ ».

Switch mode views: