Thượng đỉnh Bratislava : Châu Âu tìm cách thoát khủng hoảng sau Brexit
- Thứ Bảy, 17 tháng Chín năm 2016 17:51
- Tác Giả: Trọng Thành
Thượng đỉnh Bratislava là thượng đỉnh đầu tiên của Liên Hiệp Châu Âu không có Anh Quốc.
REUTERS/Yves Herman
Ngày 16/09/2016, 27 nước Liên Hiệp Châu Âu họp tại Bratislava, Slovakia, để thảo luận về tương lai của khối, sau khi Luân Đôn quyết định rời khối này.
Bị chia rẽ sâu sắc trong một loạt các vấn đề lớn như kinh tế và nhập cư, các nước châu Âu hy vọng tìm ra một số đồng thuận cơ bản, đặc biệt trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng hay giáo dục - để mang lại « một động lực mới » cho dự án xây dựng Liên Hiệp Châu Âu, tránh nguy cơ rơi vào « tan rã », như lời cảnh báo của tổng thống Pháp.
Tuy nhiên, khả năng tìm được đồng thuận trong thượng đỉnh này là rất khó khăn.
Thông tín viên Anastasia Beccio tường trình từ Bratislava :
« Bratislava có thể trở thành điểm khởi đầu cho việc tái xây dựng châu Âu trong giai đoạn hậu Brexit, theo nhận định của thủ tướng Slovakia, Robert Fixo, nước chủ nhà của thượng đỉnh.
Phần đầu tiên của thượng đỉnh dành cho các thảo luận về tình trạng hiện tại của châu Âu trên phương diện chính trị.
Đây là dịp để đề cập đến các chủ đề gây tranh cãi. Trong đó chắc chắn có vấn đề khủng hoảng nhập cư.
Khác biệt rất lớn giữa một bên mà Ý và Hy Lạp, muốn được chia sẻ gánh nặng, và các nước Trung Âu không muốn tiếp nhận thêm người nhập cư.
Các tranh luận - trong tòa lâu đài kín cổng cao tường nơi diễn ra hội nghị - hứa hẹn sẽ rất gay gắt.
Phiên họp buổi chiều sẽ dành để xác định các chủ đề ưu tiên và các hoạt động phối hợp. Trong số đó, có vấn đề an ninh trong vào ngoài châu Âu, mối lo ngại chung của toàn khối 27 nước.
Thành lập các đơn vị quân đội chung của châu Âu, tài trợ cho các hoạt động quân sự ngoài châu Âu, lập một tổng hành dinh châu Âu tại Bruxelles, đó là một số điểm nằm trong sáng kiến của Pháp và Đức.
Tổng thống Pháp và thủ tướng Đức muốn rời Bratislava với một lộ trình cụ thể, một kế hoạch rõ ràng.
Tuy nhiên, trong bối cảnh đe dọa khủng bố, khủng hoảng nhập cư, làn sóng mỵ dân bài ngoại dâng cao, và sắp tới sẽ diễn ra một loạt các cuộc bầu cử không chỉ tại Pháp, tại Đức, mà còn tại Ý, tại Hà Lan, tại Áo, việc cụ thể hóa các mục tiêu đặt ra hứa hẹn sẽ hết sức cam go ».
Tin mới
- Bầu cử Quốc Hội Nga : Đảng của tổng thống Putin thắng lớn - 19/09/2016 16:16
- Nga : Người dân không còn mặn nồng với bầu cử - 19/09/2016 16:09
- Tranh chấp Biển Đông : Vai trò các tập đoàn nhà nước Trung Quốc - 19/09/2016 15:54
- IS tuyên bố bắn rơi máy bay chiến đấu của Syria - 18/09/2016 20:22
- Thống đốc New York nói vụ nổ làm bị thương 29 người là hành động khủng bố - 18/09/2016 18:35
- Israel tập dượt ‘đối phó 1,500 hỏa tiễn mỗi ngày’ - 18/09/2016 18:27
- Biển Đông: Báo Trung Quốc hằn học đe dọa Nhật Bản - 18/09/2016 18:14
- Nga bầu lại Hạ Viện : Đảng thân Putin chắc chắn thắng lợi - 18/09/2016 14:08
- Mỹ : Tổ chức phi chính phủ vận động ân xá cho Edward Snowden - 18/09/2016 13:59
- Đức: Di dân đánh nhau với giới khuynh hữu - 17/09/2016 18:21
Các tin khác
- HRW kêu gọi Việt Nam trả tự do cho một nhà hoạt động - 17/09/2016 15:06
- Syria : Hưu chiến bị vi phạm, Nga Mỹ đổ lỗi cho nhau - 17/09/2016 14:59
- Mỹ xem xét khả năng mở điều tra tổng thống Philippines giết người - 17/09/2016 14:34
- Gặp "dị nhân" đòi ứng 5.000 tỷ đồng lên trời gọi mưa - 17/09/2016 01:20
- Điện hạt nhân : Anh chấp thuận dự án có vốn Trung Quốc - 16/09/2016 19:24
- Tưởng Giới Thạch: Nhân vật lịch sử bị "chèn ép" - 16/09/2016 17:16
- Philippines : Chưa đến lúc đàm phán song phương với Trung Quốc về Biển Đông - 16/09/2016 16:35
- Canada: Hai đại ngân hàng từ chối giao dịch với cần sa - 16/09/2016 00:28
- Báo chí bị ‘bịt miệng’ phản biện về dự án thép Hoa Sen Cà Ná? - 15/09/2016 22:29
- Nhà báo Hồng Kông bị bắt giữ, đánh đập tại Trung Quốc - 15/09/2016 22:16