Mỹ Ấn bàn việc chống tàu ngầm xâm nhập vì lo ngại Trung Quốc
- Thứ Hai, 02 tháng Năm năm 2016 17:59
- Tác Giả: Thụy My, Thanh Phương
Tầu ngầm lớp Song, do Trung Quốc tự đóng.
Wikimedia
Ấn Độ và Hoa Kỳ đang thảo luận về việc giúp đỡ lẫn nhau truy lùng các tàu ngầm tại Ấn Độ Dương.
Reuters hôm nay 02/05/2016 dẫn lời các viên chức quân sự cho biết như trên.
Việc hợp tác này có thể giúp siết chặt quan hệ quốc phòng Mỹ-Ấn trước tình hình Trung Quốc tăng cường các hoạt động dưới đáy biển.
Cả Hoa Kỳ và Ấn Độ đang hết sức quan ngại trước tầm vóc và tham vọng của Hải quân Trung Quốc, hiện đang ngày càng hung hăng hơn tại Biển Đông đồng thời thách thức vị thế hiện nay của New Delhi ở Ấn Độ Dương.
Sau nhiều thập kỷ do dự không muốn ngả về phía Mỹ, rốt cuộc tháng trước Ấn Độ đã chấp nhận mở cửa các căn cứ quân sự cho Hoa Kỳ, để được chuyển giao công nghệ vũ khí nhằm rút ngắn khoảng cách với Trung Quốc.
Hai bên cũng cho biết Hải quân Mỹ-Ấn sẽ bàn thảo về việc chống chiến tranh tàu ngầm (ASW), một lãnh vực kỹ thuật quân sự nhạy cảm và về mặt chiến thuật, chỉ có các đồng minh gần gũi mới chia sẻ cho nhau.
Các viên chức Hải quân Ấn Độ nói rằng tàu ngầm Trung Quốc được phát hiện trung bình bốn lần mỗi ba tháng.
Một số được trông thấy gần các đảo Andaman và Nicobar của Ấn Độ, nối với eo biển Malacca, ngõ vào Biển Đông mà hiện trên 80% số nhiên liệu cung ứng cho Trung Quốc phải đi qua.
Hoa Kỳ và Ấn Độ đã tiến hành tập trận hải quân chung, đều sử dụng kiểu phi cơ P-8 mới, nên có thể chia sẻ dễ dàng hơn các thông tin siêu nhạy cảm về các hoạt động của tàu ngầm.
P-8 là vũ khí săn tàu ngầm hiện đại nhất của Mỹ, được trang bị các bộ cảm biến có thể truy tìm và nhận diện tàu ngầm bằng sóng siêu âm và các phương tiện khác.
Phát ngôn viên Hải quân Ấn Độ từ chối đưa ra lời bình luận, nhưng một nguồn tin khác cũng của binh chủng này nói với Reuters là mục tiêu sắp tới của cuộc tập trận chung sẽ diễn ra ở phía bắc Biển Philippines vào tháng Sáu tới là nhằm chống tàu ngầm xâm nhập.
Nhật Bản, đồng minh thân cận của Mỹ và cũng đang truy lùng tàu ngầm Trung Quốc ở Biển Hoa Đông, cũng sẽ tham gia.
Theo các chuyên gia, có hai nhân tố liên quan đến việc hợp tác. Viễn cảnh các tàu ngầm nguyên tử Trung Quốc tuần tra đã khiến các nước phải giám sát các hoạt động xung quanh căn cứ tiềm thủy đĩnh của nước này ở đảo Hải Nam.
Trong khi đó Ân Độ đang chuẩn bị khai trương tàu ngầm tự đóng đầu tiên, trang bị hỏa tiễn mang đầu đạn hạt nhân.
Nếu tàu ngầm tấn công của Mỹ truy tìm các tàu ngầm nguyên tử Trung Quốc ở Thái Bình Dương, thì Bắc Kinh cũng dự kiến điều nhiều tàu ngầm tấn công hơn đến Ấn Độ Dương để theo dõi các động tĩnh của New Delhi.
Hoa Kỳ hiện dẫn đầu thế giới về việc chống tàu ngầm xâm nhập, và theo các chuyên gia, việc hợp tác có thể mở rộng với Úc, một đồng minh khác của Mỹ vừa đặt mua 12 chiếc tàu ngầm tiên tiến.
Được hỏi về vấn đề hợp tác Mỹ-Ấn, bà Hoa Xuân Oánh, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc cho biết Bắc Kinh « hy vọng sẽ là sự hợp tác bình thường, có ý nghĩa đối với hòa bình và ổn định trong khu vực ».
Ấn Độ tham gia tập trận ở Biển Đông
Trang mạng MarineLink.com hôm nay, 02/05/2016 loan tin là Ấn Độ sẽ cùng với Hoa Kỳ và Nhật Bản tham gia tập trận chung trên biển ở khu vực gần Biển Đông và Biển Hoa Đông, hai nơi mà Trung Quốc tranh chấp chủ quyền với các nước láng giềng.
Đây là cuộc tập trận đa phương diễn ra tại Singapore và Brunei, kéo dài từ ngày 02/05 đến 12/05/2016, trong khuôn khổ cuộc họp các bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+), để thao dượt bảo đảm an ninh hàng hải và chống khủng bố.
Tham gia cuộc tập trận này, ngoài ba nước nói trên còn có các nước ASEAN, Nga, Úc, Hàn Quốc và Trung Quốc.
Ngày 28/04/2016, Trung Quốc loan báo sẽ gởi một chiến hạm và lực lượng đặc nhiệm đến tham gia cuộc tập trận đa phương này.
Trong số những nước tham gia, có những quốc gia đang tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc trên Biển Đông, như Việt Nam và Philippines.
Đây là lần đầu tiên hải quân Việt Nam gởi một chiến hạm tham gia một cuộc tập trận quốc tế.
Tin mới
- Số phận hẩm hiu của thuyền nhân Rohingya Miến Điện - 03/05/2016 16:13
- Trung Quốc :Mạng Bách Độ bị điều tra sau cái chết của một sinh viên - 03/05/2016 16:05
- Nhật cho Philippines thuê máy bay quân sự để đối phó với Trung Quốc - 03/05/2016 13:16
- Tàu du lịch Mỹ đầu tiên đến Cuba sau nửa thế kỷ - 02/05/2016 20:27
- Năm năm sau khi tiêu diệt Ben Laden, Mỹ nhắm đến thủ lãnh IS - 02/05/2016 19:06
- Nhập cư : Đức yêu cầu Châu Âu kéo dài việc kiểm tra biên giới - 02/05/2016 19:00
- Thủ tướng Pháp đến Úc cam kết thực thi nghiêm túc hợp đồng tàu ngầm - 02/05/2016 18:35
- Indonesia kêu gọi Malaysia và Philippines cùng tuần tra trên biển - 02/05/2016 18:29
- Trung Quốc lập đội dân quân trên biển - 02/05/2016 18:23
- Seoul cảnh báo nguy cơ Bình Nhưỡng bắt cóc công dân Hàn Quốc - 02/05/2016 18:04
Các tin khác
- Biển Đông: Bắc Kinh tăng áp lực trước ngày toà án quốc tế phán quyết - 02/05/2016 17:52
- Việt Nam: Chiến hạm Pháp Tonnerre thăm cảng Cam Ranh - 02/05/2016 17:14
- Trump không quan tâm bạo loạn, chỉ muốn thắng Clinton - 02/05/2016 03:21
- Venezuela : Tăng lương tối thiểu và đổi giờ để đối phó khủng hoảng - 02/05/2016 03:08
- Ngoại trưởng Anh ca ngợi Raul Castro nắm bắt thực tế thời đại - 02/05/2016 03:02
- Tổng thống Obama chế nhạo Donald Trump - 02/05/2016 02:53
- Syria : Nga sẽ không yêu cầu Damas ngừng oanh kích Aleppo - 02/05/2016 01:57
- Cam Bốt : Tai tiếng tình ái thành áp-phe chính trị - 01/05/2016 23:38
- Biển Đông : Đài Loan gửi quân tăng viện tới đảo Ba Bình - 01/05/2016 23:30
- Việt Nam : Biểu tình chống tập đoàn Formosa thải chất độc ra biển - 01/05/2016 23:13