Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Tổ chức Nhà nước Hồi giáo mất 1/3 lãnh thổ tại Irak và Syria

Kastrups-Copenhagen

Lực lượng an ninh Irak và các chiến binh Sunni thân chính phủ trợ giúp thường dân ở Ramadi.
REUTERS/Stringer

Tổ chức Nhà nước Hồi giáo đã mất khoảng 1/3 lãnh thổ nằm trong tầm kiểm soát của lực lượng này tại hai nước Irak và Syria.

Thông tin này được liên quân chống khủng bố thánh chiến do Mỹ đứng đầu công bố ngày 05/01/2016.
 Trước báo giới tại thủ đô Bagdad (Irak), tướng Steven Warren, phát ngôn viên của liên quân, cho biết tổ chức Nhà nước Hồi giáo mất gần 40% lãnh thổ tại Irak và khoảng 20% tại Syria.

Tổ chức Nhà nước Hồi giáo liên tiếp gặp thất bại nghiêm trọng trong vài tháng vừa qua tại Syria và Irak, mà gần đây nhất là mất thành phố Ramadi, thủ phủ của tỉnh Al-Anbar rộng lớn thuộc Irak.

Ngoài liên quân do Mỹ đứng đầu, tổ chức Nhà nước Hồi giáo còn bị lực lượng quân sự của chính quyền Damas, liên quân với Nga và Iran, tấn công.
Thêm vào đó, là các nhóm quân người Kurdistan và dân quân theo hệ phái Shia.  
Tuy nhiên, Daech đang tìm cách mở rộng trên mặt trận Libya.

Ngày 04/12, tổ chức Nhà nước Hồi giáo tấn công vào hai khu vực khai thác dầu quan trọng Al Sedra và Ras Lanouf.
Cho tới hôm qua, 05/12, lực lượng quân sự Libya vẫn tiếp tục giao tranh với tổ chức Nhà nước Hồi giáo để giành quyền kiểm soát.    

Tổ chức thánh chiến này đã tận dụng tình hình hỗn loạn tại Libya từ sau khi Tổng thống Mouammar Kadhafi bị mất quyền vào năm 2011 để bành trướng sang khu vực Bắc Phi.
 Từ tháng 06/2015, Daech kiểm soát thành phố Syrte, một thành phố lớn ở phía tây khu vực khai thác dầu quan trọng của đất nước.

Hãng tin Reuters ngày 06/01 trích dẫn một thông tin đăng trên website của tổ chức Nhà nước Hồi giáo, theo đó, nhóm khủng bố Abou Ba kral Baghdai, từng thực hiện nhiều vụ tấn công tại Vương quốc Ả Rập Xê Út, đe dọa tấn công một số nhà tù tại Ả Rập Xê Út.
Cụ thể là một nhà tù ở Al Hai’ỉ, gần thủ đô Ryad, và một nhà tù ở Tarfiya, nơi được cho là giam giữ rất nhiều tù nhân thánh chiến.  

Lời đe dọa được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Ryad hành quyết 43 thành viên của tổ chức khủng bố Al Qaida, trong đó có một giáo sĩ theo hệ phái Shia Nimr Al Nimr.
 Sự kiện này là nguồn gốc của tình trạng căng thẳng ngoại giao hiện nay giữa Iran và Ả Rập Xê Út, cũng như giữa hai hệ phái Shia và Sunni trong khu vực Trung Đông.

Switch mode views: