Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Hy Lạp : Phe chống thắng lợi, tương lai bất định

GREECE chong



Khi trả lời « không » trong trưng cầu dân ý, dân Hy Lạp lao vào một cuộc phiêu lưu đầy ẩn số - REUTERS /Marko Djurica

Trong cuộc trưng dân ý ngày hôm qua, 05/07/2015, người dân Hy Lạp đã thẳng thừng nói « không » đối với chương trình cải cách mà các chủ nợ là Liên Hiệp Châu Âu và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) muốn áp đặt.

Như vậy là Hy Lạp cũng như là toàn khối đồng euro sẽ bước vào một giai đoạn bấp bênh, không rõ tương lai trong lĩnh vực kinh tế và tài chính.

Thắng lợi của phe chống được khẳng định, nhưng trước tiên đó cũng là một thắng lợi chính trị đối với ông Alexis Tsipras.
 Thủ tướng Hy Lạp đã quyết định đánh một lá bài poker khi cho tổ chức trưng cầu dân ý và kêu gọi người dân Hy Lạp bác bỏ những đòi hỏi do các chủ nợ đưa ra.

 Đây cũng là một chiến thắng cho tất cả những ai ở Hy Lạp lên án "liều thuốc đắng" mà họ đã phải nuốt từ năm 2010.

Cuối cùng thì thắng lợi này cũng đã đạt được sau một tuần lễ đầy căng thẳng, đánh dấu bằng các biện pháp chặn dòng vốn, hạn chế lượng rút tiền mặt ở ngân hàng và bằng nỗi lo âu các hậu quả của việc nói « không ».

Với thắng lợi này, ông Tsipras hy vọng tạo được thế mạnh trong các cuộc đàm phán với các chủ nợ và ông mong muốn sớm nối lại những cuộc thương lượng đó.
Bởi lẽ, người dân Hy Lạp nói « không » trong ngày Chủ nhật hôm qua không phải là nói « không » với Châu Âu.
Nhưng các cuộc thương lượng được cho khó khăn hơn trừ phi dân Hy Lạp trả lời « thuận » trong trưng cầu dân ý.

Dựa trên cơ sở nào để tái khởi động các đàm phán sau khi đã từ chối chương trình cải cách do các chủ nợ đưa ra ?
Nhất là chính phủ Hy Lạp cũng muốn thương lượng một chương trình tái cơ cấu nợ mà Athens không thể nào gánh chịu được nữa.

Do đó cần phải tìm ra một đồng thuận mới, vừa thuyết phục được Châu Âu và IMF, và vừa có thể phù hợp với Hy Lạp. Điều này có nguy cơ đòi hỏi nhiều thời gian.
Nhưng Hy Lạp lại không có nhiều thời gian. Sau khi đã rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán vào cuối tháng Sáu này do không thể trả khoản nợ 1.5 tỷ euro cho IMF, vào ngày 20/07 tới, Hy Lạp phải thanh toán một khoản nợ khác là 3,5 tỷ đô-la cho Ngân hàng trung ương Châu Âu (BCE).

Khi trả lời « không » trong trưng cầu dân ý, người dân Hy Lạp đã lao vào một cuộc phiêu lưu với nhiều ẩn số.

Cho dù các cuộc thương lượng có nhanh chóng nối lại với Eurogroupe và IMF, vấn đề sống còn cho nền tài chính Hy Lạp trong trung hạn đang được đặt ra. Hiện nay, chính các khoản hỗ trợ khẩn cấp của BCE đang giúp duy trì hoạt động của các ngân hàng Hy Lạp.

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu như BCE quyết định tạm khóa bớt van tiền, vào lúc mà Athens lại đề nghị phải mở thêm van nhiều nữa ?
 Lúc đó, khan hiếm tiền mặt sẽ xảy ra, làm tê liệt nền kinh tế và đời sống thường nhật của người dân Hy Lạp, vốn dĩ đã quá phức tạp do việc ngân hàng đóng cửa.

Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Shauble đã cam kết không bỏ rơi người dân Hy Lạp, trong khi đó Chủ tịch Nghị viện Châu Âu Martin Schulz gợi ý hỗ trợ khẩn cấp để cho các công sở nhà nước tiếp tục hoạt động và cho phép người dân sinh hoạt bình thường.

Nhưng các vấn đề của họ còn lâu mới chấm dứt, người Hy Lạp chấp nhận sống những ngày khó khăn.
Một tình thế cực kỳ nguy hiểm chưa từng có tại Hy Lạp.


Switch mode views: