Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Lần đầu tiên Chủ tịch Trung Quốc tiếp Ban Thiền Lạt Ma

xizang



Tập cân Bình và Ban Thiền Lạt Ma
DR

Theo báo chí Trung Quốc, hôm nay 11/06/2015, lần đầu tiên Chủ tịch Trung Quốc chính thức tiếp Ban Thiền Lạt Ma, nhân vật đứng hàng thứ hai trong truyền thống tâm linh của Phật giáo Tây Tạng.

 Ông Tập Cận Bình kêu gọi giới chức tôn giáo này hãy « tiếp tục truyền thống yêu nước của Phật giáo Tây Tạng » và « nỗ lực vì sự thống nhất đất nước ».

 Theo một số nhà quan sát, lời lẽ nói trên của lãnh đạo Trung Quốc là nhằm yêu cầu Ban Thiền Lạt Ma giữ khoảng cách tối đa với đức Đạt Lai Lạt Ma - lãnh tụ tinh thần của cộng đồng Tây Tạng, người rất được cộng đồng quốc tế kính trọng.

Theo AFP, trong buổi tiếp kiến nói trên, Ban Thiền Lạt Ma đã biếu Chủ tịch Trung Quốc tấm khăn « Khata » (hay Khatag), một dải lụa trắng dùng để làm khăn quàng, vốn là biểu tượng cho những giá trị tốt đẹp nhất mà văn hóa Tây Tạng tôn vinh.

Các bức ảnh được truyền hình Trung Quốc đăng tải cho thấy nhà sư 25 tuổi nghiêng mình một cách kính cẩn trước người đứng đầu Nhà nước Trung Quốc.

Bắc Kinh muốn sử dụng dịp 50 năm ngày Tây Tạng sáp nhập vào Trung Quốc để tuyên truyền về sự trung thành của giới chức Phật giáo Tây Tạng với chính quyền trung ương, cùng với việc thường xuyên lên án Đạt Lai Lạt Ma, như một « phần tử ly khai » nguy hiểm.

Theo Tân Hoa Xã, hãng tin chính thức Trung Quốc, « Ban Thiền Lạt Ma đã hứa sẽ học tập tấm gương của người đi trước, và bảo vệ không mệt mỏi sự thống nhất quốc gia và sự hài hòa dân tộc ».

 Người tiền nhiệm, Ban Thiền Lạt Ma thứ 10, đã đột tử vì tai biến tim mạch vào năm 1989, ở tuổi 50.
Sau khi bị cầm tù một thời gian, chức sắc Phật giáo Tây Tạng này từng chấp nhận quy phục chính quyền Bắc Kinh, trước khi quyết định giữ một khoảng cách.

Năm 1995, cậu bé Gyancain Norbu Ban được chính quyền Trung Quốc chỉ định làm Ban Thiền Lạt Ma thứ 11 (Bainqen Erdini Quigyijabu), khi mới 5 tuổi.

 Bắc Kinh muốn đưa nhân vật này thay thế một Ban Thiền Lạt Ma (Gedhun Choekyi Nyima) khác, do Đạt Lai Lạt Ma chọn lựa, theo thể thức truyền thống. Ban Thiền Lạt Ma chính thức nói trên đã mất tích, cùng với thân nhân của mình, ngay sau khi được Đức Đạt Lai Lạt Ma chỉ định.
Nhiều tổ chức Tây Tạng lưu vong khẳng định người này đã bị cầm cố.

Ban Thiền Lạt Ma thứ 11, trưởng thành và theo học Phật giáo chủ yếu tại Bắc Kinh, là Phó chủ tịch Giáo hội Phật giáo Trung Quốc.

Chức sắc Phật giáo Tây Tạng này cũng là thành viên trẻ nhất của Chính Hiệp, một cơ quan tư vấn chính trị bao gồm nhiều đảng phái và tổ chức nằm dưới sự kiểm soát của đảng Cộng sản Trung Quốc.

Năm 2008, Ban Thiền Lạt Ma 11 lên án các bạo động của dân chúng Tây Tạng tại Lhassa chống lại sự đàn áp của chính quyền Trung Quốc.
Theo nhiều nhà phân tích, Bắc Kinh muốn Ban Thiền Lạt Ma đóng vai trò nhiều hơn trong tương lai, để cạnh tranh với lãnh tụ Đạt Lai Lạt Ma, nay đã 80 tuổi.

Từ ít năm trở lại đây, Đức Đạt Lai Lạt Ma thường đưa ra nhận định ông sẽ là người cuối cùng của truyền thống lạt ma hóa thân Tây Tạng.
Nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng muốn từ bỏ hẳn một truyền thống xa xưa của dân tộc, để mở cửa cho tiến trình dân chủ hóa và cũng là cách để thoát hoàn toàn khỏi ảnh hưởng của Bắc Kinh, muốn tiếp tục dùng truyền thống « lạt ma hóa thân » chi phối người Tây Tạng.


Switch mode views: