Khai mạc thượng đỉnh khối Pháp Ngữ
- Thứ Bảy, 29 tháng Mười Một năm 2014 22:20
- Tác Giả: Thanh Hà
Trung tâm hội nghị thượng đỉnh Khối Pháp Ngữ tại Dakar - RFI /Paulina Zidi
Thượng đỉnh khối Pháp Ngữ lần thứ 15 mở ra trong hai ngày 29/11 và 30/11/2014 tại Dakar, Sénégal.
Dịch Ebola và những thay đổi chính trị tại châu Phi, đe dọa khủng bố và khủng hoảng kinh tế là trọng tâm của hội nghị. 35 nguyên thủ quốc gia và thủ tướng chính phủ bầu lại Tổng thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp Ngữ, thay thế cựu Tổng thống Sénégal Abdou Diouf.
Tổ chức Quốc tế Pháp Ngữ (OIF) bao gồm 57 quốc gia chính thức và 20 quan sát viên, quy tụ 274 triệu người trên thế giới sử dụng tiếng Pháp.
Thượng đỉnh Dakar 2014 dành một chỗ đứng riêng biệt cho phụ nữ và thanh niên trong khối các nước nói tiếng Pháp.
Nhiều tổ chức, hội đoàn và giới văn nghệ sĩ tập hợp về thủ đô Sénégal để kêu gọi OIF đầu tư nhiều hơn vào lĩnh vực y tế vào lúc mà Tây Phi đang bị dịch Ebola hoành hành, hơn 5.700 người thiệt mạng trong một năm.
Một trong những mục tiêu của thượng đỉnh Dakar lần này là chỉ định người lên thay thế cựu Tổng thống Sénéral, Abdou Diouf trong chức vụ Tổng thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp Ngữ. Năm ứng cử viên muốn nhận lấy trọng trách này.
Trong 12 năm đứng đầu Tổ chức Quốc tế Pháp Ngữ, cựu Tổng thống Sénégal Abdou Diouf đã nỗ lực đẩy mạnh quan hệ hợp tác phát triển giữa các thành viên trong khối.
Ông cũng đã liên tục vận động để làm tăng uy tín và tầm ảnh hưởng của khối Pháp Ngữ trên thế giới.
Theo đặc phái viên đài RFI Sophie Malibeaux từ Dakar, vì những lý do khác nhau, ngày càng có nhiều rất nhiều quốc gia ở khắp mọi nơi trên thế giới muốn gia nhập khối Pháp Ngữ. Nhưng mong muốn đó đôi khi vấp phải trở ngại.
« Châu Phi là nơi có số người sử dụng tiếng Pháp tăng nhanh hơn cả.
Thế nhưng, trong số những thành phần ghi danh để học tiếng Pháp, các thí sinh ở Châu Âu, Châu Mỹ, ở vùng biển Caribê, tại Châu Á, Châu Đại Dương và Trung Đông chiếm đến phân nửa.
Thêm vào đó, ngày càng có nhiều những quốc gia muốn gia nhập Tổ chức Quốc tế Pháp Ngữ vì những lý do khác nhau.
Nhiều phái đoàn đến dự thượng đỉnh Dakar lần này bao gồm nhiều quan chức và doanh nhân cùng với giàn thông dịch viên của họ.
Nhiều quốc gia xem Tổ chức Quốc tế Pháp Ngữ là một cánh cổng mở ra thị trường Châu Phi.
Đây là nơi mà Pháp vẫn chiếm một vị trí quan trọng. OIF luôn mở rộng vòng tay đón nhận các thành viên mới.
Dù vậy, đôi khi những quốc gia vừa gia nhập đại gia đình cùng có chung một ngôn ngữ này không khỏi thất vọng.
Đó là trường hợp của Qatar chẳng hạn : được kết nạp vào OIF với tư cách thành viên quan sát nhanh hơn so với nhiều quốc gia khác.
Nhưng rồi những đóng góp của Qatar đã không được như mong đợi.
Giữa các nước muốn tham gia vào Khối Pháp Ngữ và OIF đôi khi cũng có những hiểu lầm, đặc biệt là liên quan đến những giá trị mà tổ chức quốc tế này muốn phổ biến.
Nhiều quốc gia ở Châu Á và Trung Đông bất đồng với thông điệp chính trị của Tổ chức Quốc tế Pháp Ngữ, đặc biệt là trên hồ sơ nhân quyền ».
Tin mới
- California đẩy mạnh mở rộng bảo hiểm y tế cho di dân - 01/12/2014 22:29
- Dự trữ vàng, nỗi ám ảnh của Thụy Sĩ - 01/12/2014 22:21
- Thái Lan : Bắt hơn chục người bên nhà vợ Hoàng tử kế vị - 01/12/2014 21:44
- Giá dầu hỏa và đồng rúp giảm mạnh - 01/12/2014 16:42
- Syria : Tổ chức Nhà nước Hồi giáo thiệt hại nặng tại Kobane - 01/12/2014 01:24
- Cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đắc cử chủ tịch đảng UMP - 01/12/2014 00:16
- Quốc Dân Đảng Đài Loan « thấu hiểu » bài học ý dân - 30/11/2014 19:31
- Tập Cận Bình tuyên bố « kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ » - 30/11/2014 19:24
- Ai Cập xóa tội danh đồng lõa sát nhân cho cựu Tổng thống Mubarak - 29/11/2014 23:33
- Đảng đối lập Pháp UMP bầu chủ tịch - 29/11/2014 22:51
Các tin khác
- Thủ tướng Thái ủng hộ việc cấm trang web của Human Rights Watch - 29/11/2014 22:10
- Interpol bắt giữ 118 người mua vé máy bay bằng thẻ tín dụng giả - 29/11/2014 22:02
- Châu Âu cảnh báo lần cuối Pháp, Ý, Bỉ về kỷ luật ngân sách - 29/11/2014 21:56
- Tàu Trung Quốc xâm nhập Senkaku dù Nhật có hòa dịu - 29/11/2014 17:20
- Black Friday năm nay ít cuồng nhiệt - 29/11/2014 06:30
- Cảnh sát Hồng Kông bị tố cáo lạm dụng vũ lực với người biểu tình - 29/11/2014 05:44
- Trên 500 luật sư gởi thư ngỏ cho chính quyền Trung Quốc - 28/11/2014 23:25
- Philippines từ chối thả ngư dân, bất chấp áp lực của Trung Quốc - 28/11/2014 23:14
- ISIS thu được $45 triệu tiền chuộc mạng con tin - 28/11/2014 04:07
- Trung Quốc phạt Microsoft $140 triệu 'trốn thuế' - 28/11/2014 03:59