Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Thủ tướng Nhật không từ bỏ "Abenomics"

JAPAN-ECONOMY-ABE


Thủ tướng Nhật Shinzo Abe. Ảnh ngày 29/09/2014.REUTERS/Yuya Shino

Sau hai năm được công luận trong ngoài nước ủng hộ, chính sách « Abenomics » của thủ tướng Shinzo Abe bị khựng lại.

 Vừa thoát ra khỏi giảm phát, kinh tế Nhật rơi vào suy thoái mà thủ phạm là quyết định tăng thuế TVA có hiệu lực từ tháng 4/2014, tác động tiêu cực đến sức mua sắm của người dân.
Thủ tướng Shinzo Abe thúc thủ ?

Theo AFP, không một nhà kinh tế nào có thể dự đoán được cường quốc kinh tế thứ ba thế giới có thể bị suy thoái chỉ sau một đợt tăng thuế trị giá gia tăng không tiêu hóa được.

 Dù cho Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản và Quỹ Tiền tệ Quốc tế liên tục kêu gọi Tokyo sử dụng toa thuốc đắng lần thứ hai nhưng một đợt tăng thuế mới sẽ đồng nghĩa với một vụ tự sát «hara kiri chính trị ».

Vào cuối năm 2012, thủ tướng Shinzo Abe trở lại chính quyền với chiến thắng vẻ vang của liên minh cánh hữu.
Ông tung ra chính sách kích cầu gồm ba « mũi tên » : đầu tư ồ ạt vào hạ tầng cơ sở, nới rộng chính sách tiền tệ phá giá đồng Yen và cải tổ cơ cấu.

 Với hy vọng, lâu về dài các biện pháp kích thích ban đầu được hiệu quả lâu bền.
Biện pháp chiến lược thứ ba trong chính sách Abenomics là mở cửa biên giới đón tiếp lao động nhập cư và tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ đi làm bù đắp vào tình trạng thiếu nhân công vì dân số già nua của Nhật.

Cho đến giờ phút này, Shinzo Abe chưa thực hiện được « mũi tên » thứ ba trong chính sách vực dậy kinh tế của mình.
Theo chuyên gia Pháp Philippe Waechter, kinh tế Nhật không bao giờ phục hồi sức mạnh nếu không cải cách cơ cấu.

Mũi tên thứ hai, chính sách dùng ngân sách quốc gia đầu tư ồ ạt đã mang lại kết quả tốt đưa Nhật ra khỏi tình trạng giảm phát kéo dài trong 20 năm.
 Chiến lược này đã được điều chỉnh theo đúng kế hoạch kể từ tháng 4 năm nay mà cụ thể là tăng thuế TVA : đợt đầu từ 5% đến 8% và đợt hai là 10% vào tháng 10 năm 2015.

Vấn đề là vào lúc thủ tướng Nhật ca ngợi hiệu năng chiến lược kinh tế của ông thì thực tế xảy ra không như mong đợi.
 Thuế TVA cộng với giá trị đồng Yen bị phá giá đã là cho các mặt hàng nhập khẩu tăng vọt, làm đời sống người dân trung lưu bị khó khăn.

Sức mua của dân sụt giảm đưa đến tình trạng suy thoái kinh tế được loan báo ngày hôm qua 17/11.
Bị dồn vào chân tường, thủ tướng Shinzo Abe phải xoay trở ra sao ?

Theo các hãng tin quốc tế, sáng nay, ông thông báo với đảng Tự Do Dân Chủ ý định giải tán Quốc hội kêu gọi cử tri bầu lại vào tháng 12 tới.
Nói cách khác, thủ tướng Nhật sẽ không « hara kiri » mà chọn lối hành xử của một Samourai tự tín và có tính toán : đi vào nơi nguy hiểm nhất để tìm lối thoát.

Theo ý kiến chung của các nhà phân tích Nhật Bản và kể cả phe đối lập cánh tả, thủ tướng Shinzo Abe không có gì để mất,cùng lắm và vài ghế dân biểu.
Tình trạng suy yếu của đảng Xã Hội và các tổ chức đối lập khác không đe dọa được liên minh bảo thủ.

Do đó, công luận sẽ không ngạc nhiên trong cuộc họp báo vào chiều nay, đúng vào lúc người dân về nhà quây quần bên màn ảnh nhỏ, thủ tướng Nhật sẽ thông báo giải tán Hạ viện bầu lại trước kỳ hạn. Không chỉ có thế, ông Abe sẽ cho biết không bỏ kế hoạch tăng thuế TVA đợt hai mà chỉ dời sang năm 2017.

Để trấn an dư luận, một lần nữa thủ tướng Abe sẽ thông báo tung ra một kế hoạch vực dậy kinh tế có thể lên đến 25 tỷ đôla trợ lực cho người dân mua sắm.
Theo nhận định của nhà phân tích chính trị Harutaka Takenaka, nếu được tái đắc cử vào tháng 12, chân trời chính trị sẽ quang đãng cho thủ tướng Shinzo Abe tiến hành tiếp chiến lược « Abenomics » ít nhất là cho đến năm 2016, năm bầu Thượng viện.

Trong thời gian này, ông sẽ nỗ lực thông qua những văn kiện chính trị, hoài bão lớn nhất của ông, liên quan đến an ninh và quốc phòng đối phó với tham vọng của Trung Quốc.

Switch mode views: