Quốc hội bác đơn xin từ chức của Thủ tướng Ukraina
- Thứ Năm, 31 tháng Bảy năm 2014 22:11
- Tác Giả: Thanh Hà
Thủ tướng Arseni Iatseniouk trình bày lý do xin từ chức trước Quốc hội Ukraina - REUTERS /Alex Kuzmin
Tránh để Ukraina lâm vào khủng hoảng chính trị, chỉ có 16 trên tổng số 445 đại biểu Quốc hội chấp thuận đơn xin từ chức của Thủ tướng Arsecni Iatseniouk.
Tuần trước, Thủ tướng Ukraina đã xin từ nhiệm sau khi Quốc hội giải tán liên minh cầm quyền, để chuẩn bị cho cuộc bầu cử trước thời hạn.
Hôm 24/07/2014, Thủ tướng Ukraina chính thức tuyên bố từ chức để phản đối Quốc hội liên tục bác bỏ các dự luật cải tổ tài chính.
Trong lúc quốc gia này bị đe dọa khủng hoảng kinh tế và đang sống nhờ viện trợ của cộng đồng quốc tế.
Nhưng trong phiên họp hôm nay, 31/017/2014, đại đa số các dân biểu Ukraina đã bác đơn xin từ chức của ông Iatseniouk, chấp nhận cứu xét dự luật về ngân sách và thuế khóa.
Đây là hai điều kiện cơ bản để thủ tướng Ukraina tiếp tục tại chức.
Là một trong những gương mặt nổi bật của phong trào Maidan, Arsecni Iatseniouk, 40 tuổi, lên giữ chức Thủ tướng kể từ tháng 2/2014 sau khi Tổng thống Ianoukovitch thân Nga bị truất phế.
Nhiệm vụ quan trọng nhất của ông là vực dậy nền kinh tế Ukraina đang bên bờ vực thẳm.
Đương kim Thủ tướng Ukraina còn là thành viên của đảng Batkivchtchina do bà Ioulia Timochenki lãnh đạo.
Đảng này hiện đang chiếm vị trí quan trọng nhất trong liên minh cầm quyền.
Về tình hình tại miền Đông Ukraina, quân đội thông báo tạm ngưng chiến dịch tấn công trong khu vực máy bay Malaysia rơi hôm 17/07/2014, để chuyên gia quốc tế vào được hiện trường nơi chiếc MH17 bị bắn hạ.
Bản tin của Reuters vào trưa nay cho biết, 4 chuyên gia của Hà Lan và Úc cùng với đại diện của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu đã đến được gần xác máy bay.
Đây là nơi do phe nổi dậy thân Nga kiểm soát.
Từ Kiev chính quyền của Tổng thống Porochenko lo ngại trước các đợt tập trận của Nga sát biên giới phía Nam Ukraina.
Cuộc tập trận của Nga lần này sẽ chỉ kết thúc vào ngày mai (01/08/2014). Quân đội Nga huy động tên lửa địa đối không S-300, máy bay ném bom Su-24.
Trên nguyên tắc đến tháng 8/2014 không quân Nga tiếp tục thao diễn quân sự với những hệ thống phòng thủ tối tân như Pantsir-S1 hay loại hỏa tiễn đời mới S-400.
Kiev đặc biệt tỏ ra quan ngại trước các chương trình tập trận ở « quy mô lớn » như trên ngay sát cạnh biên giới Ukraina ở các vùng Rosto và Stavropol.
Tin mới
- Philadelphia: Ðại gia Việt bị bắt, nghi ăn cắp hàng triệu đô la - 01/08/2014 21:15
- Vụ MH17 : 70 chuyên gia nước ngoài có mặt tại hiện trường - 01/08/2014 19:37
- Tập Cận Bình quyết tâm chống tham nhũng trong quân đội - 01/08/2014 19:15
- Trung Quốc thừa nhận có tên lửa đạn đạo thế hệ mới - 01/08/2014 19:08
- Philippines đưa ra kế hoạch giải quyết tranh chấp ở Biển Đông - 01/08/2014 19:03
- Kerry hội đàm với Modi để cải thiện quan hệ Mỹ-Ấn - 01/08/2014 18:56
- Đài Loan : Nổ ống dẫn khí đốt gần 300 người chết, bị thương - 01/08/2014 18:49
- Trung Quốc tiếp tục cải tổ chế độ hộ khẩu - 31/07/2014 22:47
- Achentina mất khả năng thanh toán nợ - 31/07/2014 22:38
- Nga lên án các trừng phạt của Âu Mỹ - 31/07/2014 22:23
Các tin khác
- Mỹ yêu cầu Trung Quốc trả tự do cho Ilham Tohti - 31/07/2014 19:54
- Philippines, Việt Nam sắp di tản kiều dân khỏi Libya - 31/07/2014 19:40
- Cả trăm triệu người Mỹ đang bị đòi nợ - 30/07/2014 21:43
- Các đảo quốc Châu Đại Dương kêu cứu - 30/07/2014 21:21
- Saigon, hàng me, tượng đài và métro - 30/07/2014 21:17
- MH17 : Giới điều tra vẫn chưa đến được hiện trường - 30/07/2014 20:48
- Hàng không dân dụng đòi có quy định về vũ khí phòng không - 30/07/2014 20:42
- Pháp-Nhật thỏa thuận hợp tác về quốc phòng - 30/07/2014 20:34
- Cam Bốt xử các lãnh đạo cao cấp còn lại của Khmer Đỏ - 30/07/2014 20:30
- Hoa Kỳ sẽ do thám các cuộc tập trận của Trung Quốc ở Biển Đông - 30/07/2014 20:24