Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Cháy rừng tại Indonesia lại gây ô nhiễm không khí Malaysia

SOUTHEASTASIA-HAZE


Cháy khu trồng cây dầu cọ ở huyện Bangko Pusako, tỉnh Riau, Indonesia, ngày 22/06/2013
REUTERS


Chất lượng không khí chung quanh thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia và trên đảo Borneo bị xem là « có hại cho sức khoẻ », vào lúc mà khói mù do cháy rừng ở Indonesia che phủ bầu trời Malaysia hôm nay, 29/07/2014.

 Người dân Kuala Lumpur nay phải đeo khẩu trang để bảo vệ cơ thể khỏi khói mù ô nhiễm.
Chỉ số của 9 trong số khoảng 50 trạm đo ô nhiễm không khí đã lên đến mức hơn 100, có nghĩa mức « có hại cho sức khoẻ ».

Riêng tại thành phố Sibu, bang Sarawak, trên đảo Borneo, chỉ số ô nhiễm không khí vượt quá 200, tức là mức « rất có hại cho sức khỏe ».
Tại Indonesia, Cơ quan Phòng chống Thiên tai Quốc gia đã huy động trực thăng thả nước xuống để tìm cách dập tắt các đám cháy.

Hàng trăm binh lính và cảnh sát cũng đã cùng với lính cứu hỏa phun nước vào đám cháy rừng hiện đã lan ra hơn 850 hectare đất. Thế nhưng, các đám cháy vẫn còn dữ dội.

Theo một phát ngôn viên Cơ quan Phòng chống Thiên tai Indonesia, 99% các vụ cháy rừng là do người gây nên.
Các đám cháy rừng vẫn được cho là do các công ty sản xuất dầu cọ gây ra, bởi vì, mặc dù là trái pháp luật, họ vẫn đốt rừng để lấy đất trồng trọt.

Chính quyền Jakarta vào tháng trước đã báo động hai nước láng giềng Malaysia và Singapore là sẽ lại bị ảnh hưởng của khói mù, sau khi các đám cháy rừng bùng lên ở tỉnh Rau, trung tâm điểm của khủng hoảng ô nhiễm không khí vào năm ngoái.

Năm ngoái, cả Singapore và Malaysia đều bị ảnh hưởng, với chỉ số ô nhiễm không khí lên tới 750 tại một thành phố ở miền Nam Malaysia vào tháng 6.
Đây là mức ô nhiễm không khí cao nhất tại một quốc gia Đông Nam Á trong vòng 16 năm qua, khiến chính quyền Kuala Lumpur phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở nhiều huyện, đóng cửa trường học.


Switch mode views: