Việt Nam mất du khách vì thủ tục nhập cảnh
- Thứ Tư, 25 tháng Sáu năm 2014 23:06
- Tác Giả: Người Việt
VIỆT NAM (NV) - Theo phúc trình của cuộc hội thảo diễn ra tại Sài Gòn giữa tháng 6, 2014 về vấn đề “Ðầu tư và quản trị khách sạn tại Việt Nam,” phẩm chất hoạt động của hệ thống khách sạn và cơ sở hạ tầng ở Việt Nam đã được cải thiện đáng kể, trong vài năm trở lại đây.
Du khách quốc tế đến Việt Nam giảm mạnh vì cuộc xung đột biển Ðông. (Hình: Internet)
Báo Thanh Niên dẫn lời ông Robert McIntosh, giám đốc điều hành lĩnh vực khách sạn Châu Á-Thái Bình Dương của công ty cố vấn bất động sản CRBR tại cuộc hội thảo nói rằng, tỉ suất sinh lợi trong lĩnh vực đầu tư khách sạn đã trở nên hấp dẫn trong thời gian gần đây tại Việt Nam.
Ông này cũng cho rằng, công suất hoạt động của các khách sạn ở Sài Gòn và Hà Nội đã tiến đến gần ngang bằng một số thành phố lớn như Jakarta và Kuala Lumpur.
Tuy nhiên, ông này cũng nói rằng, Việt Nam chưa nhận ra tầm quan trọng của nguồn thu từ ngành kỹ nghệ không khói.
Ông Robert McIntosh nói rằng, lẽ ra Việt Nam phải nới lỏng chính sách cấp chiếu khán nhập cảnh, để thu hút du khách.
Ông còn nhấn mạnh đến sự kiện Nhật Bản, một quốc gia giàu có nhưng vẫn cần thu hút du khách bằng biện pháp hứa hẹn miễn cho du khách các nước Ðông Nam Á thị thực nhập cảnh trong thời gian tới.
Còn theo ông Ken Atkinson, trưởng nhóm công tác du lịch thuộc diễn đàn doanh nghiệp, Việt Nam đã để vuột cơ hội thu hút du khách quốc tế qua các vụ biến động chính trị tại Bangkok, Thái Lan.
Ông Ken Atkinson nói rằng, vì các đợt khủng hoảng chính trị xảy ra liên tiếp tại Thái Lan, nhiều du khách quốc tế đã phải thay đổi chương trình du lịch vào giờ chót.
Tuy nhiên, thay vì vào Việt Nam, họ quyết định sang các quốc gia lân cận như Malaysia, Singapore, Cambodia vì các quốc gia này miễn thị thực nhập cảnh, hoặc đến một số nước không đòi hỏi thủ tục rườm rà.
Ông Ken Atkinson cũng nhận xét rằng Việt Nam và Myanmar là hai quốc gia đang áp dụng những thủ tục nhập cảnh phức tạp nhất khu vực Ðông Nam Á hiện nay.
Ông khẳng định thêm, Việt Nam sẽ thiệt thòi lớn nếu không chịu nới lỏng chính sách, đặc biệt trong thủ tục cấp chiếu khán nhập cảnh đối với du khách quốc tế.
Một số tài liệu thống kê được công bố tại hội nghị trên cũng cho thấy, Việt Nam chịu nhiều thiệt hại trong lĩnh vực du lịch vì tình hình căng thẳng tại biển Ðông.
Cuộc khảo sát của công ty Grant Thornton nói rằng Việt Nam bị tổn thất khoảng 1.8 triệu đô la vì số lượng du khách giảm sút tại 18 khách sạn lớn.
Riêng số du khách từ Mỹ và Úc đến Việt Nam cũng đã giảm khoảng 20-30%. (PL)
Tin mới
- Người không nhà ở New York ‘nổi giận’ với tỷ phú Trung Quốc - 27/06/2014 03:47
- Giới tranh đấu Hồng Kông chờ đợi biểu tình lớn nhất kể từ năm 1997 - 27/06/2014 03:34
- Mỹ giải tán đơn vị chống khủng bố ở Philippines - 27/06/2014 03:25
- Phương Tây tăng áp lực lên Nga trước khi hết hạn hưu chiến - 26/06/2014 20:24
- Pháp bổ nhiệm đặc sứ chuyên trách quan hệ kinh tế với ASEAN - 26/06/2014 20:09
- Mỹ lại tố cáo Trung Quốc gây bất ổn ở Biển Đông - 26/06/2014 20:04
- Thái Lan gây sức ép trên Lào về đập Don Sahong - 26/06/2014 19:58
- Bắc Kinh chỉ trích Manila và Tokyo tăng cường hợp tác an ninh - 26/06/2014 19:44
- Quân đội Thái Lan khẳng định không trù tính trước vụ đảo chính - 26/06/2014 19:39
- Hà Nội - Manila tăng cường hợp tác quân sự - 26/06/2014 19:32
Các tin khác
- Cố vấn Mỹ tới Bagdad. NATO thảo luận về Irak - 25/06/2014 22:54
- Truyền hình Trung Quốc lần đầu công bố hình ảnh vụ tấn công Thiên An Môn - 25/06/2014 22:21
- Máy bay dân sự Pakistan bị nhắm bắn khi hạ cánh - 25/06/2014 22:16
- Việt Nam tận dụng hình ảnh để vạch trần sự hung bạo của tàu Trung Quốc - 25/06/2014 21:04
- Syria thanh toán toàn bộ kho vũ khí hóa học - 24/06/2014 19:28
- Đa số dân Hàn Quốc coi Trung Quốc là mối đe dọa quân sự - 24/06/2014 18:42
- Trưng cầu dân ý về dân chủ : Hồng Kông phản bác báo chí Trung Quốc - 24/06/2014 18:30
- Quân đội Mỹ - Trung buộc phải bắt tay nhau - 24/06/2014 18:24
- Hai nghệ sĩ Việt Nam sẽ tham dự Lễ hội Quốc tế Vải sợi Độc đáo tại Pháp - 24/06/2014 15:57
- Nhật - Philippines : Tranh chấp biển đảo phải được giải quyết theo luật pháp - 24/06/2014 15:48