Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Malaysia bác bỏ cáo buộc của Mỹ về nạn buôn người

victims website


Dân biểu Mỹ Loretta Sanchez (áo đỏ) gặp các nạn nhân bị buôn người, tại trụ sở Taiwanact, 10/04/2010
Ảnh: Taiwanact.net


Hôm nay, 22/06/2014, chính quyền Malaysia đã phủ nhận những lời chi trích gay gắt từ phía Mỹ liên quan đến nạn buôn người.

Trong một bản báo cáo vừa công bố, Bộ Ngoại giao Mỹ đã tố cáo Malaysia thiếu quyết tâm trong việc chống buôn người. Hai nước khác cũng bị Hoa Kỳ đả kích là Thái Lan và Venezuela.

Trong một bản thông cáo, Bộ Ngoại giao Malaysia khẳng định là « đã có những biện pháp đáng kể trong hai năm qua để cải thiện tình hình liên quan đến nạn buôn người và nhập cư bất hợp pháp ».

Theo Kuala Lumpur, là nơi thu hút người lao động và người tị nạn từ các nước nghèo hơn trong khu vực, Malaysia vẫn tiếp tục đấu tranh « chống lại những tội ác ghê tởm đó » - tức là nạn buôn người.

Trong bối cảnh đó, Malaysia đã yêu cầu Bộ Ngoại giao Mỹ xem xét lại quan điểm của mình về Malaysia, vì theo Kuala Lumpur, báo cáo của Hoa Kỳ không chính xác.

Hôm thứ Sáu (20/6) vừa qua, trong một bản báo cáo cực kỳ gay gắt về tệ nạn được mệnh danh là « buôn bán nô lệ mới », trên toàn cầu, Hoa Kỳ đã cáo buộc Malaysia, Thái Lan và Venezuela là thiếu nỗ lực trong việc đấu tranh chống nạn buôn người.

Ba quốc gia này – cùng với Gambia, Iran, Syria và Bắc Triều Tiên – bị xếp vào hạng thấp nhất trong bảng xếp hạng thường niên của Bộ Ngoại giao Mỹ về các cố gắng tại mỗi quốc gia trong việc chống buôn người.

 Đối với các nước bị xếp vào các thứ hạng kể trên, Hoa Kỳ thể ban hành các biện pháp trừng phạt.
Từ năm 2013, Malaysia và Thái Lan, hai cường quốc Đông Nam Á, đã bị Mỹ đưa vào một « danh sách cần theo dõi ».

 Theo AFP, nhiều công ty tuyển dụng nhân công Malaysia đã thu dụng những người bị mắc nợ giới buôn người một cách nặng nề, và các lao động này đã bị đưa đến làm việc gần như là khổ sai tại các trang trại, đồn diền, trên các tàu đánh cá hoặc trong các ổ mại dâm.

Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), nạn buôn người có lợi nhuận 150 tỷ đô la mỗi năm, trong đó có 99 tỷ trong ngành công nghiệp tình dục.


Switch mode views: