Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Chuyện lạ Việt Nam: Lãnh đạo phải 'yêu nước sâu sắc'


HÀ NỘI (NV) - “Yêu nước sâu sắc” vừa được nhà nước Việt Nam coi là một trong ba điều kiện tiên quyết đo lường năng lực lãnh đạo của cán bộ.

Ba tiêu chuẩn được Bộ Nội Vụ Cộng Sản Việt Nam đặt ra trong dự thảo nghị định quy định “Tiêu chuẩn chức danh quản lý của công chức tại các cơ quan hành chính nhà nước.”

TuongYeunuoc

Hình tượng khắc họa một người yêu nước của Pháp. (Hình Internet)

Theo báo mạng VNExpress, dự thảo nghị định nói trên được Bộ Nội Vụ Việt Nam giới thiệu để thu thập ý kiến đóng góp của các tổ chức và cá nhân tại Việt Nam.

Ngay từ lúc được tung ra, nhiều ý kiến phản bác nói rằng khó có thể “cân đo đong đếm” được độ yêu nước ở một người.

 Có ý kiến nói rằng, đó là một nhóm từ trừu tượng, rất khó xác định, và lòng yêu nước không cần phải qui định, mà coi là tố chất đương nhiên ở một công dân bình thường trong một quốc gia.

VNExpress dẫn dự thảo của Bộ Nội Vụ Cộng Sản Việt Nam nói rằng tiêu chuẩn “yêu nước” còn bao gồm “thái độ tận tụy phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc.”

Còn yếu tố chống tham nhũng đi kèm với tính chất “cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, có ý thức tổ chức kỷ luật, được người dân tín nhiệm.”

Còn yếu tố thứ ba là sự “hiểu biết lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của đảng cộng sản, pháp luật của nhà nước, để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao.”

Tại cuộc họp bàn về dự thảo này, đại biểu Quốc Hội CSVN của tỉnh Sóc Trăng cho rằng, quy định “lòng yêu nước” một người là thừa, và không cần phải quy định.

Một số tài liệu cổ điển lâu nay đồng hóa lòng yêu nước với nhiều khái niệm khác như sự hãnh diện về thành tích của quốc gia, theo chiều hướng biểu hiện một quan niệm tích cực về quê hương của một cá nhân.

Dư luận không lạ gì cách định nghĩa lòng yêu nước của những người Cộng Sản Việt Nam, theo chiều hướng phục vụ riêng cho chính sách của giai cấp thống trị hiện nay tại Việt Nam. (PL)

Switch mode views: