Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Đài Loan : Mục tiêu tấn công "Fake news" của Trung Quốc

taiwan china 4


Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn đang là mục tiêu các đợt tấn công loan tin sai lệch của Bắc Kinh. Ảnh minh họa.Reuters

 


Càng gần đến này bầu cử 11/01/2020, các cuộc tấn công trên mạng nhắm vào phe chủ trương Đài Loan độc lập với Hoa Lục càng dồn dập.

 Bắc Kinh bị tố cáo thao túng các mạng xã hội, bôi nhọ đảng Dân Tiến của bà Thái Anh Văn có lập trường bài Trung Quốc, đồng thời quảng bá cho ứng cử viên Hàn Quốc Du của Quốc Dân Đảng thân Bắc Kinh.

Cụ thể hơn, chính quyền Hoa lục bị chỉ trích những gì ?

 

Thông tín viên RFI Adrien Simorrer từ Đài Bắc trả lời :

 

"Chính quyền Đài Loan và nhiều chuyên gia lên án Trung Quốc, qua các mạng xã hội, dồn dập mở chiến dịch phao tin thất thiệt liên quan tới vùng lãnh thổ này.
Đến nay, Bắc Kinh vẫn xem Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời, nhưng chính quyền Đài Bắc nhất quyết từ chối xích lại gần với đảng Cộng Sản Trung Quốc.

Theo một báo cáo đại học Gothenburg -Thụy Điển, được công bố trong năm nay, Đài Loan là mục tiêu tấn công hàng đầu của các chiến dịch tuyên truyền xuất phát từ Trung Quốc.

Gần đến ngày bầu cử tổng thống vào tháng Giêng năm 2020, các chiến dịch này tập trung nhắm vào đương kim tổng thống Thái Anh Văn và tất cả những tổ chức chủ trương Đài Loan độc lập với Hoa lục.
Các chiến dịch phao tin sai lệch đó, với mục đích hướng dẫn công luận Đài Loan, được tiến hành như thế nào ?

"Bằng một hình thức khá cổ điển, từ Trung Quốc người ta mở ra hàng ngàn tài khoản trên mạng xã hội, thêm vào đó là việc sử dụng những phần mềm khá thô thiển để mạo danh người dùng internet.
Tất cả những tài khoản đó đều được cho là của người sử dụng internet cư ngụ tại Hoa lục.

Tạp chí Mỹ Foreign Policy chẳng hạn đã đặc biệt chú ý đến một trong những nhóm sử dụng Facebook và nhóm này ủng hộ ứng cử viên của đảng đối lập, Hàn Quốc Hùng, một người có lập trường thân Bắc Kinh.

Vẫn theo Foreign Policy, nhóm người mở tài khoản trên mạng xã hội Facebook này sau đó đóng tiền để sử dụng các chức năng của Facebook.
Mục tiêu đề ra là để phổ biến rộng rãi tối đa những gì họ tung lên mạng xã hội.
Đương nhiên đó là những bài vở, những tài liệu, thông tin hay hình ảnh có lợi cho Trung Quốc.

Ngoài ra, Bắc Kinh cũng có những phương tiện khác, đặc biệt là các hãng truyền thông đứng về phía Trung Quốc.

Tiêu biểu nhất là trường hợp của tập đoàn Want Want China Times Media Group.
Chủ nhân tập đoàn này là một doanh nhân Đài Loan, nổi tiếng là có những mối quan hệ chặt chẽ với đảng Cộng Sản Trung Quốc.

Theo điều tra của báo tài chính Mỹ Financial Times, được công bố vào mùa hè vừa qua, nhiều vị lãnh đạo trong các tòa soạn hàng ngày được các quan chức trong hàng ngũ đảng Cộng Sản Trung Quốc thăm hỏi qua điện thoại.
Tất cả các kênh truyền thông đó đương nhiên đăng rất nhiều bài vở qua các mạng xã hội".

Vậy thì chính quyền Đài Loan có thể làm được gì để đối phó với các đợt tấn công đó ?

 

 Thông tín viên Adrien Simorrer cho biết :

"Thực ra, chính quyền Đài Loan lúng túng trước hiện tượng này và phải trực tiếp trông nhờ vào các mạng xã hội, vào các cổng tìm kiếm thông tin mà thôi.
Google đã quyết định ngừng nhận quảng cáo trên các trang liên quan đến cầu cử Đài Loan, nhưng việc làm này không thấm vào đâu, bởi vì đa số dân Đài Loan, sử dụng Facebook.

 Tới nay, mạng xã hội do Mark Zuckerberg lập ra cương quyết duy trì các chiến dịch quảng cáo.
Vấn đề đặt ra đối với Đài Loan là ngày nào mà luật pháp còn chưa rõ ràng thì tất cả mọi người, bất luận lập trường chính trị của họ, đều có thể phổ biến bài vở mang tính tuyên truyền.

Thiệt thòi nhất ở đây là những người sử dụng internet tại Đài Loan, bởi vì rất khó để họ có thể kiểm chứng các thông tin được loan tải".

Hồng Kông tình hình thêm xấu đi

Tại Hồng Kông, đặc khu hành chính này bị tê liệt trong nhiều ngày.
Bạo động gia tăng và tình hình xấu đi trong tuần kể từ sau cái chết của một sinh viên 22 tuổi.

Các trường đại học trở thành tâm điểm của phong trào phản kháng.
Sinh viên từ Hoa lục sợ bị trở thành mục tiêu tấn công của phe bài Trung Quốc.
Một phần trong số này đã được sơ tán khỏi Hồng Kông.

Hôm 12/11/2019 thông tín viên Simon Leplatre gửi về bài tường thuật cho thấy một phần thành phố bị tê liệt :
"Tối nay, xung đột chủ yếu diễn ra gần các khu đại học của thành phố.
Trong ngày, ở trung tâm Hồng Kông nhiều khu vực bị phong tỏa, và ẩu đả xảy ra giữa người biểu tình và cảnh sát, đặc biệt là vào giờ ăn trưa.

Có rất nhiều nhân viên hưởng ứng phong trào biểu tình của giới trẻ và đã nhập cuộc vào giờ giải lao. Cũng có người cổ vũ giới trẻ.
Hôm trước, trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga gọi người biểu tình là "kẻ thù của nhân dân", đồng thời bà khẳng định là chính quyền sẽ không lùi bước trước áp lực của đường phố.

Quyết định không nhượng bộ này không xoa dịu phẫn nộ của giới trẻ.
Chiều nay, ở khu Central, người ta cảm nhận được bầu không khí rất căng thẳng.

Có rất đông cảnh sát và họ rất dễ nổi nóng, sẵn sàng ăn miếng trả miếng trước mỗi hành vi khiêu khích của đám đông, như thể là không còn kiểm soát được tình hình.
Về phía người biểu tình cũng vậy. Người qua lại có khi bị tấn công một cách vô tội vạ, chỉ vì họ muốn thoát khỏi vòng vây của bên phe biểu tình.

Vòng xoáy bạo lực đang diễn ra.


Trong khi đó, tối nay các đại học cũng bị phong tỏa. Cảnh sát đột nhập vào nhiều khu ký túc xá, bắn lựu đạn cay và đạn cao su vào sinh viên.
Những người này ném bom xăng, gạch, đá đáp trả.
Với mức độ căng thẳng như hiện nay, tới một lúc nào đó, phía bên cảnh sát hoặc người biểu tình sẽ có những hành vi đáng tiếc".

Pháp : Một năm phong trào Áo Vàng

Còn tại Pháp, phong trào phản kháng của người Áo Vàng (Gilets Jaunes) bùng phát cách nay một năm.
Thứ Bảy 16/11/2019 đánh dấu tuần lễ thứ 53 của phong trào.

Nhân kỷ niệm một năm phong trào Áo Vàng, mà ban đầu ban đầu là để phản đối chính phủ tăng thuế xăng dầu, kế tới là để thể hiện bất mãn với các biện pháp sưu cao thuế nặng, đòi chính phủ bơm thêm sức mua cho những người có thu nhập thấp, ban tổ chức hy vọng lại có một biển người tập hợp ở Paris và những chiếc Áo Vàng đó lại chiếm đóng các bùng binh trên toàn quốc.

Câu hỏi được đặt ra là liệu phong trào chống chính phủ năm ngoái, có bùng lên trở lại hay không ?

Một năm đã trôi qua, chính phủ Pháp đã chi ra 17 tỉ euro cho các biện pháp xã hội, phần nào đáp ứng đòi hỏi của phe Áo Vàng.
Trong khi đó, cũng có không ít người Áo Vàng cảm thấy bị phản bội vì một số không liên can thừa nước đục thả câu, nhân danh người Áo Vàng "để hôi của, để đập phá các cửa hàng".

Giáo sư Olivier Fillieule giảng dậy tại đại học Lausanne, Thụy Sĩ, khi trả lời báo Le Monde, cho rằng chính những hành vi hôi của, các vụ đập phá, kể cả nhắm vào những biểu tượng của Pháp như Khải Hoàn Môn hay đốt phá trên đại lộ Champs Elysées của một số người biểu tình, đã làm mất đi tính chính đáng của phong trào.

Acqua Alta, cơn ác mộng của thành phố Venise

Thường xuyên phải đối mặt với hiện tượng thủy triều dâng cao, gây lụt lội vào mùa thu và đầu xuân, nhưng Venise đang phá một kỷ lục buồn khi mực nước biển dâng cao đến 1,8 mét hôm 12/11/2019.

Quảng trường San Marco bị ngập và kể cả một phần thánh đường nổi tiếng sát bên. Nước biển và bùn tràn vào nhà hát Fenice.
Khoảng 80% diện tích của thành phố bị ngập nước, các viện bảo tàng, hàng quán phải ngưng hoạt động.
Chính quyền thành phố nói tới một tai họa chưa từng xảy ra từ hơn nửa thế kỷ qua.

Venise là một thành phố với vỏn vẹn 50.000 dân cư nhưng mỗi năm đón tới 36 triệu du khách.
Chính phủ Ý ban hành tình trạng khẩn cấp tại Venise như tường trình của thông tín viên Anne Le Nir từ Roma :

"Chưa thể thẩm định chính xác về những thiệt hại do thủy triều dâng cao một cách khiếp khủng, nhưng rất có thể là số này lên tới gần một tỉ euro theo như đánh giá của các giới chức tại Venise.
Chính quyền trung ương của thủ tướng Giuseppe Conte cho giải ngân ngay lập tức 20 triệu euro để khác phục hậu quả thiên tai.

Số tiền này chủ yếu được dùng để hỗ trợ dân cư tại Venise.
Tư nhân được trợ giúp khoảng 5.000 euro, còn giới tiểu thương bị ngập lụt, hàng quán bị thấm nước biển sẽ được trợ cấp 20.000 euro.
Những khoảng tiền này không đủ để trang trải tất cả những nhu cầu tái thiết.

Ở giai đoạn kế tiếp, các khoản trợ cấp và bồi thường sẽ được thẩm định lại tùy theo từng trường hợp.
Liên quan đến các di tích nghệ thuật và văn hóa, chính phủ dự trù nhiều quỹ đặc biệt.

 

Nhưng cơn ác mộng vẫn chưa tan. Mực nước tại Venise sẽ còn dâng cao thêm trong những giờ sắp tới".
Theo cơ quan dự báo khí tượng, thủy văn của Ý, Venise đến sáng ngày 15/11/2019 vẫn bị ngập dưới 1,5 mét nước.

Pháp : Mùa văn học 2019 kết thúc, nhà xuất bản Gallimard đại thắng

Trong lĩnh vực văn hóa, mùa trao tặng các giải thưởng Văn Học của Pháp 2019 vừa khép lại. Nhà xuất bản Gallimard bội thu.

Tác phẩm Les Choses Humaines (tạm dịch là Những chuyện rất con người) của nhà văn nữ Karine Tuil đoạt hai giải thưởng lớn là giải Interallié và giải thưởng Goncourt của ban giám khảo trẻ do các học sinh trung học bình chọn.

Cũng nhà xuất bản Gallimard ấn hành La Panthère des neiges - Báo tuyết, của nhà văn Sylvain Tesson đoạt giải Renaudot, và Par les routes - Bằng những con đường của Sylvain Prudhomme đoạt giải Fémina.

Giải thưởng danh giá nhất là Goncourt năm 2019 cũng như giải Médicis về tay hai nhà xuất bản L'Olivier và Stock.

Mùa trao giải thưởng Văn Học là cơ hội để các nhà xuất bản phô trương thanh thế với nhau.
Theo nghiên cứu của viện GfK thực hiện cho tạp chí Livres Hebdo, những tác phẩm được giải luôn là con gà đẻ trứng vàng với các nhà xuất bản, và thường được chọn là những món quà tinh thần có giá trị nhất vào dịp lễ cuối năm.

Theo nghiên cứu này, 80% lượng sách bán ra được thực hiện trong thời gian từ tháng 8 đến tháng 12.
Năm 2018, độc giả đã mua vào 314.000 cuốn sách được trao tặng giải thưởng Goncourt và gần 220.000 ấn bản tác phẩm được tặng giải Renaudot.


Switch mode views: