Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Người Hồi giáo bạo loạn ở Bangladesh

Bạo loạn ở Dhaka

dhaka violence

Cảnh sát và những người bạo loạn đã đụng độ dữ dội

 

Cảnh sát Bangladesh đã dùng lựu đạn gây choáng và đạn cao su để giải tán đám đông biểu tình khổng lồ của những người Hồi giáo ở thủ đô Dhaka.

Hàng ngàn người đã bỏ chạy khi cảnh sát giành quyền kiểm soát khu vực trung tâm kinh tế của thành phố.

Có đến gần nửa triệu cảm tình viên của tổ chức Hồi giáo Hefazat-e Islam đã tập hợp ở Dhaka để kêu gọi ra các đạo luật Hồi giáo cứng rắn hơn.

Những người biểu tình đã bạo loạn bằng cách phóng hỏa các cửa hiệu và xe cộ.

‘Treo cổ kẻ vô thần’

Ít nhất bảy người thiệt mạng và 60 bị thương khi những người biểu tình đụng độ với cảnh sát.

Một số nạn nhân bị trúng đạn cao su vào đầu, một số bệnh viện cho biết.

Hàng ngàn người cổ súy Hồi giáo đã bỏ chạy khỏi khu vực Motijheel khi cảnh sát tiến vào để thiết lập lại trật tự, Ban tiếng Bengal của BBC tường thuật.

Vào sớm thứ Hai ngày 6/5, một người phát ngôn của lực lượng cảnh sát ở Dhakar cho biết họ đã đảm bảo an ninh ở khu vực này và đang tìm kiếm những người biểu tình đang núp trong những tòa nhà lân cận.

Khu vực xung quanh thánh đường Hồi giáo lớn nhất ở trung tâm Dhakar đã biến thành bãi chiến trường khi cảnh sát đáp trả bằng hơi cay, đạn cao su và dùi cui vào những người bạo loạn ném đá.

Hôm Chủ nhật ngày 5/5, những người biểu tình đã phong tỏa các con đường chính làm cho Dhaka bị cô lập với phần còn lại của đất nước.

Bạo loạn ở Dhaka

bangla hefazat blockade


Nhiều con đường ở Dhaka bị người biểu tình phong tỏa

 

Nhật báo Daily Star của Dhaka cho biết Hefazat-e Islam đã thuê ít nhất 3.000 phương tiện bao gồm xe buýt, xe buýt nhỏ và xe tải để đưa người biểu tình đến thủ đô. Nhiều người cũng đổ về Dhaka bằng tàu hỏa.

Họ hô to khẩu hiệu ‘Allahu Akbar!’ – có nghĩa là Thượng Đế là vĩ đại nhất – và ‘Một điểm! Một yêu cầu! Những kẻ vô thần phải bị treo cổ’, người biểu tình đã tuần hành trên ít nhất sáu con đường dẫn về thánh đường Motijheel, hãng tin Pháp AFP tường thuật.

Tổ chức Hefazat-e Islam muốn nam và nữ phải bị cách ly nhiều hơn nữa và áp đặt cách giáo dục Hồi giáo hà khắc hơn.

Tổ chức này được hà hơi tiếp sức từ hệ thống các trường ‘madrassah’, tức là các trường học Hồi giáo, ở nước này.

Họ chống đối lại một chính sách phát triển quốc gia dành cho nữ giới. Điều này đã làm cho các nhóm hoạt động nữ quyền tức giận.

Chính phủ Bangladesh, vốn cho rằng quốc gia này là một nền dân chủ thế tục, đã bác bỏ yêu sách của Hefazat-e Islam đòi ra luật mới về tội phỉ báng đạo Hồi.

Thủ tướng Sheikh Hasina nói các điều luật hiện tại là đã đủ.

Tín đồ Hồi giáo chiếm gần 90% dân số Bangladesh trong khi số dân còn lại theo Ấn giáo.


Switch mode views: