Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Trung Quốc : 20 người Duy Ngô Nhĩ bị kết tội khủng bố

Tancuong khungbo




Một xe cảnh sát bị lật tại Urumqi, Tân Cương, 05/06/2009. Ảnh lấy từ băng video trên truyền hình Trung Quốc.
REUTERS


AFP dẫn nguồn tin của báo chí chính thức Trung Quốc hôm nay 27/3/2013 cho biết, chính quyền nước này vừa tuyên án tù 20 người Duy Ngô Nhĩ trong đó mức án cao nhất là tù chung thân

Những người này đã thừa nhận là thủ phạm của « một số vụ ''khủng bố" và có hành vi "kích động ly khai'' » trong vùng tự trị Tân Cương, nơi vốn thường trực các căng thẳng giữa người Duy Ngô Nhĩ theo Hồi giáo và người Hán.

Trang thông tin của chính quyền địa phương nêu rõ : các bị cáo bị đưa ra tòa vì đã phát tán các tài liệu tôn giáo mang nội dung cực đoan, đồng thời có dự định tổ chức một diễn đàn trên internet quảng bá « ý đồ ly khai sắc tộc ».

Vẫn theo trang mạng Thiên Sơn của chính quyền, các bị cáo đã tuyên truyền cho đảng Hồi giáo Đông Thổ (ETIM) của một nhóm ly khai người sắc tộc Duy Ngô Nhĩ đang tìm cách thiết lập một Nhà nước độc lập tại Tân Cương.

Dưới sức ép của Hoa Kỳ và Trung Quốc, đảng phái nói trên đã bị Liên Hiệp Quốc xếp vào danh sách các tổ chức khủng bố.

Đại hội Thế giới người Duy Ngô Nhĩ, một tổ chức bảo vệ quyền của người Duy Ngô Nhĩ đóng trụ sở tại Munich, Đức, đã lên án mức độ nặng nề của các bản án mà chính quyền vừa tuyên, coi đó là hành động nằm trong chiến dịch « trấn áp » của chính quyền nhắm vào người Duy Ngô Nhĩ.

Nhiều nguồn thạo tin cho tổ chức trên biết là những người vừa bị kết án tù là do đã nghe đài Châu Á Tự do ( RFA) và tải hình ảnh video từ trên mạng YouTube.

Ông Dilxat Raxit thuộc tổ chức trên nói : « Họ sử dụng internet để phục vụ các cuộc thảo luận về tôn giáo hay về tầm quan trọng phải bảo vệ văn hóa truyền thống (của người Duy Ngô Nhĩ) ».

Người Duy Ngô Nhĩ ở Trung Quốc có khoảng 9 triệu người, chủ yếu sống trong vùng Tân Cương.
 Rất đông người Duy Ngô Nhĩ vẫn tố cáo bị đàn áp về tôn giáo, văn hóa, cũng như làn sóng di dân ồ ạt của người Hán đến các vùng của họ.

Nhiều vụ bạo lực chết người đã rộ lên ở tỉnh Tân Cương (Tây Trung Quốc) hồi tháng 7 năm 2009.
Riêng tại thủ phủ Urumqi, các vụ xung đột đó đã khiến 200 người chết và 1.600 người bị thương.

Switch mode views: