Lâm Trịnh Nguyệt Nga: 'Tôi không phải bù nhìn của Bắc Kinh'
- Thứ Sáu, 23 tháng Sáu năm 2017 01:02
- Tác Giả: BBC
Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga nói "một quốc gia, hai chế độ" đang "giàu mạnh chưa từng thấy".
Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) nghĩ bà ấy sẽ được lên thiên đường. "Vì tôi làm điều tốt," bà nói.
Bà ấy nói với tôi bằng một vẻ mặt rất nghiêm túc.
Thực ra người có cả đời làm công chức 60 tuổi này rất nghiêm túc trong buổi phỏng vấn tại văn phòng trưởng đặc khu đắc cử, ngoài những điệu cười có phần gượng gạo, và cả cái liếc về phía cánh cửa và lời phàn nàn rằng những câu hỏi của tôi quá bất công.
Công bằng mà nói trong trường hợp bà Lâm, ít ra bà ấy vẫn lựa chọn đối mặt với những câu hỏi này, và thậm chí còn ngay cả trước khi nhậm chức.
Người tiền nhiệm của bà, Lương Chấn Anh, đã từ chối mọi cuộc phỏng vấn với BBC trong suốt 5 năm tại vị.
Bà Lâm là một tín đồ Công giáo La Mã. Có thể tinh thần trách nhiệm đã thôi thúc bà tranh cử vào vị lãnh đạo của Hồng Kông. Chắc chắn không phải là vì mong muốn được yêu mến.
Bà luôn kém hơn các đối thủ của mình trong các cuộc thăm dò ý kiến trong quá trình tranh cử, tránh né các cáo buộc rằng bà thiếu tiếp cận dân chúng.
Bà cuối cùng giành chiến thắng với chỉ 777 phiếu từ một ủy ban bầu cử toàn nhân vật thích kinh doanh và ủng hộ Bắc Kinh.
Với chỉ 0.1% người dân thực sự bầu cho bà, tôi hỏi làm sao bà có thể lấy được sự tín nhiệm để lãnh đạo Hồng Kông.
"Tôi không nghĩ đó là chuyện về những con số. Vấn đề là về tính chính danh," bà Lâm nói.
"Và cô cũng biết đấy, ủy ban bầu cử được thành lập từ các ủy ban cử tri đại diện cho mọi thành phần của xã hội Hồng Kông."
Nhưng các ủy ban cử tri là một cái gai. Năm 2014, Hồng Kông xuất hiện hàng loạt các cuộc biểu tình dân chủ quy mô lớn vì người biểu tình muốn đòi quyền bầu cử cho lãnh đạo mà không cần ủy ban xét duyệt các ứng viên.
Phong trào Ô dù gần như làm Hồng Kông tê liệt trong gần ba tháng, nhưng vẫn không thể lay động Bắc Kinh.
Bà Lâm, như những người tiền nhiệm trong 20 năm qua, cũng đang xoay xở với cáo buộc làm con rối cho Bắc Kinh.
"Để nói rằng tôi là một con rối, rằng tôi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử này nhờ những thế lực ủng hộ Bắc Kinh, là phủ nhận những gì tôi đã cống hiến cho Hồng Kông hơn 36 năm qua cho người dân Hồng Kông."
Bản quyền hình ảnh Reuters
Image caption Phong trào Ô dù năm 2014 đã khiến trái tim Hồng Kông gần như ngừng đập.
Nhưng sau hơn nửa tiếng đồng hồ với đặc khu trưởng đắc cử, tôi vẫn không thể không kết luận rằng mục đích của bà Lâm vẫn là làm sao để không làm Bắc Kinh phật lòng.
Vào 1/7, bà sẽ được tuyên thệ bởi Chủ tịch Tập Cận Bình và bắt đầu công cuộc phục vụ hai người chủ: người dân Hồng Kông và người dân Bắc Kinh.
Một số cho rằng việc hòa nhập hai người chủ trên không khả thi. Nhưng sau khi làm phó cho ông Lương Chấn Anh, bà Lâm ít nhất có kinh nghiệm trong chuyện nỗ lực. Còn về buổi phỏng vấn này, tôi rút ra rằng một trong những kỹ năng của bà là tránh né.
Thí dụ về những lời kêu gọi cho một nền độc lập, bà Lâm không cho rằng những lời kêu gọi đó được bảo hộ dưới quyền tự do ngôn luận của Hồng Kông.
"Chúng tôi sẽ thừa hành theo thượng tôn pháp luật."
Còn hơn thế thì bà chưa chuẩn bị để cho biết thêm.
Thảo nào. Đây là một vấn đề gây bực mình.
Kể từ sự thất bại của Phong trào Ô dù, một số người trẻ tuổi theo chủ nghĩa "địa phương" cho rằng nếu Trung Quốc không cho phép sự dân chủ, cách duy nhất để Hồng Kông đạt được nó là thông qua sự tự trị, tự quyết hoặc thậm chí độc lập.
Bắc Kinh không chấp nhận những điều này.
Ở một số nơi tại Trung Quốc, điều này thậm chí có thể dẫn đến lao tù. Và dù Hồng Kông được đảm bảo về sự tự trị và tự do ngôn luận, các quan chức cấp cao của Trung Quốc cho rằng lời kêu gọi độc lập là mối đe dọa đến an ninh quốc gia.
Bà Lâm không muốn bị lôi kéo vào vấn đề này, chỉ nói rằng: "Tôi nghĩ Hồng Kông là một phần không thể tách rời của Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa."
"Bạn phải nhìn vào 'một quốc gia, hai chế độ' như một thực thể thống nhất. Tại sao phải có hai chế độ nếu không đặt vào bối cảnh của một quốc gia?"
Bản quyền hình ảnh EPA
Có nhiều cáo buộc bà Lâm giành chiến thắng nhờ hậu thuẫn của phe ủng hộ Trung Quốc
Bà Lâm đơn thuần đang thận trọng với một vấn đề nhạy cảm khác, về cáo buộc về việc bắt giữ các nhà xuất bản sách Hồng Kông tại đại lục vào cuối 2015.
Về các mối quan tâm chung, bà Lâm nói rằng nhiệm vụ của bà là tạo cầu nối cho Hồng Kông và Bắc Kinh.
Nếu có những lo ngại về những bất ổn vượt tầm kiểm soát liên quan đến Hồng Kông, vốn có thể xảy ra dưới nền tự trị, khi đó người đứng đầu phải phản ánh được những quan điểm này và đại diện cho người dân.
Chính phủ Anh mô tả vụ việc nhà xuất bản sách là "một sự vi phạm nghiêm trọng" trong thỏa thuận hoàn trả Hồng Kông lại cho Trung Quốc năm 1997. Nhưng bà đã không muốn nói về việc này.
Liệu chúng ta có thể có được những thông tin và bằng chứng để khẳng định một cách không nghi ngờ rằng đã có một sự can thiệp, một động thái áp đặt luật pháp đại lục lên Hồng Kông?
Bà Lâm rất mất kiên nhẫn với những bức xúc về những mối đe dọa đến cuộc sống của Hồng Kông.
Theo như thống đốc Anh cuối cùng của Hồng Kông, Lord Patten, Bắc Kinh đang thắt chặt Hồng Kông, nhưng trưởng đặc khu đắc cử nói rằng "một quốc gia, hai chế độ" đang "giàu mạnh chưa từng thấy", và pháp quyền "tốt hơn trước 1997".
Hai mươi năm sau khi tái thống nhất, hệ thống tư pháp vẫn đang vận hành độc lập.
Tuy có một vấn đề mà bà Lâm cho rằng vẫn chưa hoàn thiện.
"Tôi là một người rất trung thực và thẳng thắn, cho nên tôi sẽ thừa nhận là trong những năm gần đây, có tồn tại một khoảng cách.
Một số người, nhất là những người trẻ, đang cảm thấy rằng họ không thể kết nối với chính quyền và với chính quốc gia của chúng tôi. Chúng tôi cần phải gắn bó hơn với những người trẻ tuổi."
Chỉ còn 10 ngày trước khi chủ tịch Trung Quốc tuyên thệ bà Lâm vào chức trưởng đặc khu Hồng Kông, với các cuộc biểu tình dự kiến sẽ diễn ra, bà ấy rồi sẽ nhận ra khoảng cách đó lớn đến đâu.
Carrie Gracie Biên tập viên Trung Quốc, BBC News
Tin mới
- Paris mở hội Olympic hướng về Thế vận hội mùa hè 2024 - 25/06/2017 20:12
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 24- 06-2017 - 25/06/2017 02:04
- Chiêu lừa đảo của du khách Anh tại Tây Ban Nha - 24/06/2017 16:19
- Trung Quốc : Sạt lở đất tại Tứ Xuyên, hơn 140 người mất tích - 24/06/2017 15:40
- Nga khởi công lắp đặt đường ống dẫn khí TurkStream dưới Biển Đen - 24/06/2017 13:10
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 23- 06-2017 - 23/06/2017 21:29
- Triển lãm Le Bourget: Những chân trời mới của hàng không-không gian - 23/06/2017 21:06
- JO-2024 : Paris huy động sông Seine nhân ngày Thế Vận Quốc Tế - 23/06/2017 20:34
- Bắc Triều Tiên lại thử nghiệm động cơ tên lửa - 23/06/2017 12:48
- Trung Quốc triển khai máy bay săn tàu ngầm ở Biển Đông - 23/06/2017 12:40
Các tin khác
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 22-06-2017 - 22/06/2017 22:21
- Bê bối chính trị Singapore: Thủ tướng Lý Hiển Long bị hai em ruột lên án - 22/06/2017 22:06
- Philippines : Quân đội giải cứu được nhiều con tin - 22/06/2017 21:22
- Trung Quốc đột ngột hủy cuộc họp quân sự với Việt Nam - 22/06/2017 21:13
- Tâm trí bình an : Lợi ích trước hết của yoga - 22/06/2017 01:06
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 21-06-2017 - 21/06/2017 17:13
- Nắng nóng dữ dội bao trùm khu vực Tây và Tây Nam nước Mỹ - 20/06/2017 21:15
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 20-06-2017 - 20/06/2017 21:07
- Pháp: Hội chợ công nghệ cao VivaTech Paris - 20/06/2017 18:05
- Sĩ quan ASEAN thị sát Biển Đông trên tàu chiến Nhật - 20/06/2017 14:44