Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Nghiên cứu Canada vạch trần thủ đoạn tung tin giả của Nga

russia-korea-putin

Tổng thống Putin họp báo tại điện Kremlin ngày 24/05/2017. Chính quyền Matxcơva vẫn bị nghi thường xuyên tung tin giả nhắm vào nhiều nước.
Reuters

Một nghiên cứu của Đại học Toronto, Canada, cho biết trong những năm gần đây Matxcơva tiến hành nhiều chiến dịch « bóp méo thông tin và gián điệp tin học », với các đối tượng thuộc 39 quốc gia.

Mục tiêu của báo cáo là cung cấp thông tin để hiểu rõ hơn về các thủ đoạn của Nga, để có cách ngăn chặn.

Theo AFP, báo cáo mang tên Citizen Lab, được công bố hôm qua, 25/05/2017, khẳng định Nga đã bắt đầu ít nhất từ năm 2015 « nhiều chiến dịch bóp méo thông tin và gián điệp tin học nhắm vào hàng trăm mục tiêu thuộc các chính phủ, giới kinh tế, quân đội và xã hội dân sự ».

Trong số các nạn nhân có một cựu phó tướng Nga, nhiều giới chức cao cấp Mỹ, thành viên các văn phòng chính phủ ở châu Âu và châu Á, các đại sứ quán, các quân nhân cao cấp, tổng giám đốc các công ty năng lượng…

Bên cạnh giới quan chức, đối tượng tấn công của tin tặc Nga còn là các nhà báo, các nhà đối lập, nhà tranh đấu.
Vụ tấn công tin học nhắm vào Đảng Dân Chủ Mỹ và chiến dịch can thiệp vào bầu cử tổng thống Mỹ được đánh giá chỉ là phần nổi của tảng băng.

Theo tác giả chính của bản báo cáo, Ronadl Deibert, Nga đã có một « kinh nghiệm tuyên truyền bóp méo thông tin lâu đời », từ thời Liên Xô.
Một trong các thủ thuật chính mà Matxcơva sử sử dụng là moi các thông tin cá nhân của đối tượng, để rồi tung trở lại, trộn lẫn thông tin thật với thông tin giả, gây ra một không khí hư hư, thực thực.

Một ví dụ cụ thể là trường hợp nhà báo Mỹ David Satter, chuyên viết về nạn tham nhũng ở Nga.

Địa chỉ email của ông bị đột nhập. Tiếp theo đó, tin tặc tung ra các bức thư giả từ địa chỉ của ông, để gây ấn tượng là nhà báo nói trên tham gia vào một chiến dịch ngầm của CIA nhằm hạ uy tín của tổng thống Nga Putin.

Nhà nghiên cứu Ronald Deibert thừa nhận thủ đoạn này thật khó ngăn chặn, vì « tách biệt được những chuyện bịa đặt trong cả một rừng thông tin » là chuyện không hề đơn giản.

Tác giả bản báo cáo Canada hy vọng « khi nghiên cứu kỹ càng và công bố chi tiết » về các thủ đoạn này, báo cáo sẽ làm hiểu rõ hơn thực tế này và giúp cho việc giảm thiểu nguy cơ".


Switch mode views: