Liệu Trump có chuyển tòa đại sứ ở Israel đến Jerusalem?
- Thứ Sáu, 13 tháng Giêng năm 2017 22:31
- Tác Giả: Người Việt
Dân chúng tập trung trước bức tường phía Tây, quen gọi là Bức Tường Than Khóc, địa điểm thiêng liêng nhất của dân Do Thái ở Jerusalem, trong ngày lễ Sukkot. Mái vòm phía xa bên trái là ngôi đền Al Aqsa, một thánh địa của người Hồi Giáo. (Hình: AP/Tsafrir Abayov, File)
JERUSALEM (AP) – Palestine đang gióng chuông báo động trước viễn tượng tổng thống Mỹ tương lai Donald Trump có thể chuyển tòa đại sứ ở Israel từ Tel Aviv đến Jerusalem.
Jerusalem là thành phố vẫn còn tranh chấp giữa dân Do Thái và Palestine.
Cả hai dân tộc này đều coi nơi đây là thánh địa thiêng liêng và là thủ đô của họ.
Việc chuyển tòa đại sứ của Mỹ sẽ là hành động chấm dứt mọi hy vọng thương lương đạt tới một thỏa hiệp hòa bình Israel-Palestine và tiêu diệt nguyện vọng của người Hồi Giáo.
Từ khi Liên Hiệp Quốc chấp thuận sự thành lập quốc gia Israel năm 1948, Jerusalem được xem là một thành phố quốc tế gồm hai khu vực: khu phía Tây thuộc Israel và phía Đông là khu vực của dân Ả Rập/Palestine do Jordan quản trị.
Trong cuộc chiến tranh năm 1967, Israel sát nhập vào lãnh thổ của mình khu vực Tây ngạn sông Jordan, dải đất Gaza cùng toàn bộ thành phố Jerusalem.
Ngày nay, hơn 37% dân số 850,000 người ở Jerusalem là dân Palestine.
Thành phố cổ nằm trong khu Đông Jerusalem có nhiều thánh đường Hồi Giáo, Do Thái Giáo, và Thiên Chúa Giáo, với hàng tỷ người đến hành hương mỗi năm.
Quy chế của Jerusalem là một trong những trở ngại lớn nhất trong việc thương thuyết tìm giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột.
Chủ Tịch Mahmoud Abbas của Palestine nói rằng không bao giờ chấp nhận một thỏa hiệp để cho Israel chiếm toàn thể thành phố.
Mỹ và các nước Tây phương cũng như hầu hết các quốc gia khác vẫn đặt tòa đại sứ ở Tel Aviv.
Thủ Tướng Benjamin Netanyahu của Israel nói rằng dời tòa đại sứ Mỹ về Jerusaem là một quyết định hợp lý.
Mặc dầu xem Israel là một đồng minh tin cậy nhất, Tổng Thống Barack Obama có mối quan hệ căng thẳng với ông Netanyahu vì nhiều vấn đề gây ngăn trở cho hòa bình Trung Đông, bao gồm việc mở rộng các khu định cư dân Do Thái trên các lãnh thổ tạm chiếm, giải pháp hai quốc gia Isael và Palestine, cũng như vấn đề quy chế Jerusalem.
Giống như nhiều ứng cử viên tổng thống trước kia, ông Donald Trump hứa hẹn sẽ cho chuyển tòa đại sứ Mỹ từ Tel Aviv về Jerusalem.
Cố vấn cao cấp của ông, bà Kellyane Conway, nói rằng đây là một trong những ưu tiên lớn của chính quyền mới.
Ông Trump đã chỉ định ông David Friedman, một người gốc Do Thái có quan điểm cực đoan, làm đại sứ ở Israel và ông này mạnh mẽ thúc đẩy dự án chuyển tòa đại sứ.
Trong khi đó, hồi tuần trước, bằng một ngôn ngữ cứng rắn ít thấy, Jordan đưa ra cảnh cáo rằng, chuyển tòa đại sứ là hành động “vượt đường ranh đỏ.” Jordan là nước phụ trách việc trông coi ngôi đền Al Aqsa Mosque, thánh địa linh thiêng thứ ba của dân Hồi Giáo, nằm trong khu Đông Jerusalem.
Điều trớ trêu là địa điểm này cũng là đất thiêng của dân Do Thái.
Theo Jordan, việc chuyển tòa đại sứ Mỹ sẽ gây sự phẫn nộ cho các nước Hồi Giáo và làm suy yếu nỗ lực chống ISIS.
Thêm nữa ,mối quan hệ an ninh Jordan-Israel sẽ bị tổn hại.
Ông Ahmed Aboul Gheit, chủ tịch Liên Đoàn Các Quốc Gia Hồi Giáo, bao gồm 22 nước thành viên, cho rằng chuyển tòa đại sứ là bước lùi lớn trong tiến trình hòa bình Trung Đông.
Ông hy vọng ông Donald Trump sẽ hiểu những phức tạp của cuộc xung đột Do Thái-Palestine khi vào Tòa Bạch Ốc và sẽ có quan điểm thích đáng hơn.
Liên Hiệp Quốc cũng xác định Jerusalem có quy chế là một lãnh thổ chiếm đóng. Ngoại trưởng Mỹ sắp mãn nhiệm, ông John Kerry, cảnh cáo, việc dời tòa đại sứ sẽ làm Trung Đông bùng nổ.
Chủ tịch Palestine đã gởi thư đến ông Trump đề nghị xem xét lại dự án về tòa đại sứ, đồng thời yêu cầu các nhà lãnh đạo trên thế giới can thiệp trợ giúp.
Ông Abbas đã gặp Đức Giáo Hoàng Francis, và Tòa Thánh Vatican nói là cần phải bảo đảm giá trị tinh thần và quy chế quốc tế của Jerusalem.
Một phụ tá của ông Abbas đi Moscow để thảo luận với ngoại trưởng Nga về vấn đề này.
Như thế dự định của ông Trump có lẽ sẽ không giản dị và dễ dàng thi hành như lời ông tuyên bố. (HC)
Tin mới
- Châu Âu phản ứng mạnh mẽ vì D.Trump coi NATO đã « lỗi thời » - 16/01/2017 18:58
- Công nghệ Pháp giúp hiện đại hóa Bệnh viện Cần Thơ - 16/01/2017 18:21
- Chuyên gia Pháp : Trung Quốc rõ ràng đang quân sự hóa Biển Đông - 16/01/2017 18:01
- Hàn Quốc: Tư pháp muốn bắt giam chủ tập đoàn Samsung - 16/01/2017 17:25
- Ấn Độ bán vũ khí cho Việt Nam: Bắc Kinh dọa New Delhi và ép Hà Nội - 16/01/2017 16:05
- Chính quyền Ý đồng ý với Giáo Hội Công Giáo nhận 500 người tị nạn - 16/01/2017 00:07
- Quan hệ Việt-Trung: 2 đảng Cộng Sản muốn “xử lý tốt” vấn đề Biển Đông - 15/01/2017 22:34
- Vì sao phương Tây lại để Bắc Kinh làm mưa làm gió trên Biển Đông ? - 15/01/2017 03:13
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 14-01-2017 - 15/01/2017 01:47
- Trung Quốc : Vương quốc tôm nhiễm độc - 15/01/2017 01:18
Các tin khác
- Mỹ chấm dứt quy chế đặc biệt đón nhận người nhập cư Cuba - 13/01/2017 22:18
- Bất đồng trong chính quyền Mỹ tương lai về Iran và Nga - 13/01/2017 21:52
- Vở kịch Pháp Việt "Sài Gòn" - 13/01/2017 20:12
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 13-01-2017 - 13/01/2017 19:23
- Philippines : Tiếp Abe tại Davao, Duterte bỏ mọi nghi thức - 13/01/2017 18:31
- Nguy cơ khủng hoảng Mỹ - Trung sau tuyên bố của Tillerson về Biển Đông - 13/01/2017 17:45
- Vatican cứu xét Phong Thánh 188 Thánh Tử Đạo Nhật - 13/01/2017 00:30
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 12-01-2017 - 13/01/2017 00:01
- Biển Đông: Ứng viên ngoại trưởng Mỹ “khai chiến” với Trung Quốc ? - 12/01/2017 23:46
- Tây phương từng chủ quan trước trận đồ phục hồi Đại Nga - 12/01/2017 23:34