Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Thượng đỉnh G20 Hàng Châu khai mạc : Trung Quốc kêu gọi một thế giới « rộng mở »

g20-china 5

Khai mạc thượng đỉnh G20 Hàng Châu -Trung Quốc, ngày 04/09/2016.
Reuters

« Đẩy mạnh tăng trưởng, trao đổi mậu dịch và đầu tư trong một nền kinh tế mở rộng ». Đó là nội dung chính diễn văn khai mạc thượng đỉnh G20 tại Hàng Châu (Hangzhou) chiều ngày 04/09/2016 của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Cho dù nhiều chủ đề lớn trong lĩnh vực ngoại giao chờ đợi các lãnh đạo G20, Bắc Kinh tránh né những hồ sơ gây tranh cãi như chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông hay căng thẳng giữa Nga và Mỹ.

Cũng trong phát biểu khai mạc hội nghị, ông Tập Cận Bình kêu gọi quốc tế « có những hành động cụ thể » để G20 Hàng Châu không chỉ là một diễn đàn với những « lời lẽ trống rỗng ».

Theo phân tích của đặc phái viên RFI tại chỗ, Heike Schmidt, thượng đỉnh lần này trước hết là cơ hội hiếm có để Bắc Kinh củng cố vị thế trên sân khấu chính trị quốc tế :
« Đây là lần đầu tiên, quốc gia đang trỗi dậy mạnh mẽ nhất trên thế giới tổ chức thượng đỉnh G20.
Đối với chủ tịch Tập Cận Bình đây là cơ hội bằng vàng để Trung Quốc tỏa sáng trên sân khấu quốc tế và tô điểm lại hình ảnh của Bắc Kinh.

Thượng đỉnh Hàng Châu mở ra vào lúc kinh tế Trung Quốc đang bị chựng lại với tỷ lệ tăng trưởng thấp nhất kể từ 25 năm qua và các kế hoạch cải tổ để chuyển đổi mô hình kinh tế, giảm bớt mức độ lệ thuộc vào công nghiệp nặng đang dậm chân tại chỗ.

Để thượng đỉnh G20 Hàng Châu được thành công, Bắc Kinh đã đề ra những mục tiêu tương đối khiêm tốn, với chủ đề chung của hội nghị ít gây bất đồng là cùng nhau ‘Hướng tới một nền kinh tế đổi mới, năng động liên lết và tổng thể’.

Đây là cơ hội quá tốt đẹp để các nhà lãnh đạo đề cập đến những hồ sơ gây bất đồng, chẳng hạn như khẳ năng sản xuất dư thừa của nước chủ nhà.
 Mỹ, Liên Hiệp Châu Âu và cả Nhật Bản cùng nghi ngờ Trung Quốc muốn giải quyết hàng tồn đọng bằng cách xuất khẩu ồ ạt và bán phá giá, làm xáo trộn thì trường quốc tế.

Đương nhiên là Bắc Kinh cố gắng hết sức, tránh đưa vấn đề này ra tranh luận ở Hàng Châu. Đó là vế kinh tế.
Còn về mặt chính trị, chính sách lấn chiếm Biển Đông của Bắc Kinh bất chấp phản đối của Mỹ, Nhật, chắc chắn là cũng sẽ không được nhắc tới tại thượng đỉnh lần này ».

G20 bao gồm Liên Hiệp Châu Âu và 19 nền kinh tế phát triển nhất thế là : Mỹ, Canada, Mehico, Brazil, Achentina, Anh, Pháp, Đức, Ý, Nga, Nam Phi, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc Indonesia, Úc, Ả Rập Xê Út, Thổ Nhĩ Kỳ. Nhóm này tạo ra 85 % GDP toàn cầu.

Switch mode views: