Malaysia: Bê bối ngân hàng 1MDB, hàng loạt lãnh đạo quỹ từ chức
- Thứ Sáu, 08 tháng Tư năm 2016 17:03
- Tác Giả: Trọng Thành
Thủ tướng Najib Razak phát biểu tại Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 25/01/2016.
REUTERS/Olivia Harris
Sau khi Quốc Hội Malaysia đề nghị điều tra về vụ ngân hàng phát triển công 1MDB làm thất thoát ba tỷ đô la, nhiều lãnh đạo của ngân hàng đã từ chức ngày 07/04/2016.
Vụ bê bối liên quan đến ngân hàng, do thủ tướng Malaysia Najib Razak thành lập trước đây, thu hút chú ý của công luận từ một năm qua.
Thủ tướng Malaysia bị cáo buộc đã tìm mọi cách để ngăn chặn việc điều tra.
Thông tin về vụ từ chức hàng loạt tại 1MDB nói trên được nhật báo Anh Quốc The Guardian loan báo.
Về sự kiện mới này, báo mạng độc lập Malay Mail Online có cuộc phỏng vấn với một luật gia nổi tiếng, ông Zaid Ibrahim, nguyên là bộ trưởng phụ trách cải cách tư pháp của chính phủ Malaysia.
Luật gia Zaid Ibrahim cho biết ông cũng vừa được nghe nói về vụ ban lãnh đạo 1MDB từ chức, và đây là “một sự kiện gây ấn tượng”.
Tuy nhiên, cựu bộ trưởng Malaysia nhấn mạnh việc các thành viên ban lãnh đạo 1MDB từ chức có thể được sử dụng như một thủ đoạn để ngăn chặn cuộc điều tra.
Theo ông, sự thật về ngân hàng công 1MDB chỉ có thể được làm sáng tỏ nếu một đảng khác lên cầm quyền, và cách duy nhất để làm sáng tỏ sự thật là cử tri phế truất chính phủ của đảng Barisan Nasional, do thủ tướng Najib Razak lãnh đạo, trong các cuộc bầu cử sắp tới.
Theo AFP, trong bản báo cáo 106 trang của Quốc Hội Malaysia, được công bố vào ngày 07/04/2016, ủy ban kiểm toán của Quốc Hội đã quy hết trách nhiệm cho cựu thống đốc ngân hàng 1MDB Sharol Azral Ibrahim Halmi, nhưng hoàn toàn không đụng đến thủ tướng Najib Razak.
Trong khi đó, theo AFP, ngày 08/04, một lãnh đạo đối lập chủ chốt, ông Rafizi Ramli, phó chủ tịch đảng đối lập Công Lý Của Nhân Dân Malaysia (đảng Keadilan Rakyat), một nghị sĩ Quốc Hội, vừa bị tư pháp cáo buộc hai tội, xâm phạm bí mật nhà nước và phỉ báng.
Phó chủ tịch đảng Công Lý Của Nhân Dân bị cáo buộc đã tiết lộ thông tin mật hồi tuần trước về một quỹ hưu trí quân đội, có liên hệ với một ngân hàng lớn của Nhà nước đang gặp khó khăn.
Tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch ngay lập tức lên án các cáo buộc nói trên của tư pháp Malaysia nhắm vào nghị sĩ đối lập.
Tin mới
- Tại Hiroshima, ngoại trưởng Mỹ kêu gọi xóa bỏ bom nguyên tử - 11/04/2016 19:27
- Bóng đá: Đội tuyển Pháp chinh phục lại tình cảm người hâm mộ - 10/04/2016 21:07
- Ấn Độ : Nổ kho pháo hoa, hơn 100 người chết - 10/04/2016 20:31
- Hội nghị ngoại trưởng G7 : Đọ sức gián tiếp Mỹ-Trung về Biển Đông - 10/04/2016 20:23
- Ông Nguyễn Tấn Dũng mất vị trí trong Hội đồng Quốc phòng - 10/04/2016 03:04
- Một công dân Mỹ được Syria trả tự do qua trung gian Nga - 10/04/2016 00:52
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 09-04-2016 - 10/04/2016 00:36
- Nhật Bản sẽ có xe lửa « tàng hình » vào năm 2018 ? - 10/04/2016 00:22
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 08-04-2016 - 08/04/2016 21:08
- Panama Papers : Bí mật được 400 nhà báo giữ suốt hơn một năm - 08/04/2016 20:16
Các tin khác
- Panama Papers : Trụ sở Liên Đoàn Bóng Đá Châu Âu UEFA bị khám xét - 07/04/2016 21:30
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 07-04-2016 - 07/04/2016 20:17
- Miến Điện : Aung San Suu Kyi chính thức trở thành cố vấn Nhà nước - 07/04/2016 19:04
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 06-04-2016 - 06/04/2016 20:58
- Hoa Kỳ lập trường đại học giả để phá đường dây buôn visa - 06/04/2016 20:43
- Du lịch Việt Nam vẫn thiếu sức cạnh tranh trong khu vực - 06/04/2016 16:41
- Bắc Kinh gia tăng khống chế Biển Đông với hải đăng Xu Bi - 06/04/2016 16:08
- Indonesia phá nổ tàu cá Việt Nam và Malaysia để thị uy với Trung Quốc ? - 06/04/2016 16:01
- Thủ tướng Iceland từ chức, nạn nhân đầu tiên vụ 'Hồ Sơ Panama' - 06/04/2016 00:46
- Công ty Mossack Fonseca : Xưởng rửa tiền của thế giới - 06/04/2016 00:30