Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Trung Quốc xây một đảo nhân tạo với sân bay

yongshu reef 83 big



Đá Chữ Thập (Vĩnh Thử Tiều - Yongshu Reef ) là đảo đầu tiên có đường băng cho máy bay cất cánh và hạ cánh - DR

Trung Quốc đang xây một đảo nhân tạo trên một bãi đá của quần đảo Trường Sa, ở Biển Đông và trên đảo nhân tạo này có thể có một sân bay nhỏ.
 Đó là tiết lộ của phát ngôn viên Lầu năm góc hôm qua, 21/12/2014.

Theo lời phát ngôn viên Lầu năm góc Jeffrey Poole, đây không phải là lần đầu tiên Bắc Kinh xây một đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa, nhưng đảo được xây trên Đá Chữ Thập, mà Trung Quốc gọi là Vĩnh Thử Tiều (Yongshu Reef) là đảo đầu tiên mà trên đó có một đường băng cất cánh và một đường băng hạ cánh.

Phát ngôn viên bộ Quốc phòng Mỹ nói thêm là trên đảo nhân tạo này cũng có một hải cảng có thể tiếp nhận các chiến hạm.

Theo một báo cáo do tuần báo IHS Jane’s Defence công bố hôm qua, với các hình ảnh chụp từ vệ tinh, công trình xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc đã bắt đầu từ cách đây ba tháng trên Đá Chữ Thập.
Đảo nhân tạo này có chiều dài 3 km và chiều ngang từ 200 đến 300 mét.

Các tác giả bản báo cáo cho biết đây là dự án thứ tư mà Trung Quốc xây dựng ở quần đảo Trường Sa trong thời gian từ 12 đến 18 tháng qua và đây là dự án đầy tham vọng nhất.

Theo đánh giá của tạp chí IHS Jane’s Defence, dự án mới trên Đá Chữ Thập « dường như là được thiết kế để buộc các bên khác phải từ bỏ những đòi hỏi chủ quyền của họ, hay ít ra giúp cho Trung Quốc có một vị thế mạnh hơn nếu sau này có đàm phán về những tranh chấp chủ quyền quần đảo Trường Sa ».

Trong tháng 10 vừa qua, Bắc Kinh cũng đã thông báo xây một đường băng trên đảo Phú Lâm (mà Trung Quốc gọi là Vĩnh Hưng) thuộc quần đảo Hoàng Sa.

Liên quan đến Biển Đông, Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ ngày 20/11 vừa qua đã thông qua một nghị quyết tái khẳng định sự cần thiềt phải tìm giải pháp hoà bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, cho các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, cũng như biển Hoa Đông.

Nghị quyết cũng tái khẳng định sự ủng hộ của Mỹ đối với tự do lưu thông hàng giải, sử dụng vùng biển và vùng trời ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương theo đúng luật pháp quốc tế.

Switch mode views: