Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

WikiLeaks: Sang, Dũng, Thúy và Mạnh cùng dính tội…(?)

WikiLeaks: Tên của Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, Lê Đức Thúy và Nông Đức Mạnh xuất hiện trong vụ hối lộ tiền polymer

  

sang-dung-thuy-manh

LTS: Trong danh sách mà tòa Úc đề cập đến cấm đưa tên có liên quan tới vụ hối lộ tiền polymer có những nhân vật sau đây từ Việt Nam:

    - Trương Tấn Sang, Chủ tịch nước Việt Nam (từ năm 2011);
    – Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Việt Nam (từ năm 2006);
    – Lê Đức Thúy, cựu Chủ tịch Hội Đồng Cố Vấn Tài chính Quốc Gia (từ 2007-2011) và cựu Thống đốc Ngân Hàng Trung Ương Việt Nam (1999 – 2007); và
    – Nông Đức Mạnh, cựu Tổng bí thư Đảng CSVN (2001 – 2011).

Úc cấm báo cáo các trường hợp hối lộ đa quốc gia liên quan đến Malaysia, Indonesia và Việt Nam

Ngày 29 tháng Bảy năm 2014, WikiLeaks công bố một lệnh kiểm duyệt chưa từng có của Úc liên quan đến vụ hối lộ nhiều triệu đô-la, trong đó nói rõ tên tuổi của một số vị lãnh đạo – cả tiền nhiệm và đương nhiệm – của Indonesia, Malaysia và Việt Nam, cùng với người thân và các quan chức cao cấp khác. Lệnh siêu cấp này lấy cớ “an ninh quốc gia” để ngăn cản bất kỳ ai đưa tin về sự việc, nhằm “tránh thiệt hại cho các quan hệ quốc tế của Úc”. Mệnh lệnh bịt miệng do tòa đưa ra này là kết quả của bản cáo trạng bí mật ngày 19/7/2014 liên quan đến 7 viên chức cao cấp của một chi nhánh của ngân hàng Trung Ương Úc, Ngân hàng Dự Trữ Úc (RBA). Vụ tham nhũng với cáo buộc dụ dỗ nhiều triệu đô la được thực hiện bởi các đại lý của công ty Securency và Note Printing Australia, những chi nhánh của RBA, để đảm bảo Úc dành được hợp đồng phát hành tiền polymer cho chính phủ Malaysia, Indonesia, Việt Nam và một số quốc gia khác.

Lệnh kiểm duyệt này liệt kê 17 cá nhân, trong đó bao gồm “tất cả Thủ tướng tiền nhiệm và đương nhiệm của Malaysia”, “Trương Tấn Sang, hiện là Chủ tịch nước Việt Nam”, “Súilo Bambang Yudhovono (còn gọi là SBY), Tổng thống đương nhiệm của Indonesia (từ năm 2004)”, “Megawati Sukarnoputri (còn được gọi là Mega), cựu tổng thống Indonesia (2001-2004) và lãnh đạo hiện tại của đảng chính trị PDI-P” và 14 quan chức cấp cao và người thân khác từ các quốc gia, những người này đặc biệt không thể bị nêu tên trong quá trình điều tra tham nhũng.

Tài liệu này cũng đặc biệt cấm công bố chính bản thân nó, cùng với một bản tuyên thệ được đưa ra vào tháng trước của ông Gillian Bird, người đại diện cho Úc tại ASEAN, và gần đây mới được bổ nhiệm làm Đại diện Thường trực của Úc tại Liên Hiệp Quốc. Lệnh bịt miệng đã che dấu một cách hiệu quả toàn bộ vụ án hối lộ cấp cao ở Úc cũng như trong khu vực.

Một lệnh bịt miệng tương tự như thế này được biết đến lần cuối cùng vào năm 1995, và liên quan đến hoạt động gián điệp tình báo giữa Mỹ và Úc nhắm vào Đại sứ quán Trung Quốc tại Canberra.

Ông Julian Assange, người xuất bản WikiLeaks, cho biết về lệnh kiểm duyệt:

“Lệnh cấm này là lệnh tồi tệ nhất từ trước đến nay. Với nó, chính phủ Úc đã không chỉ bịt miệng báo chí Úc, mà còn bịt mắt cả công chúng Úc. Đây không chỉ là vấn đề chính phủ Úc thất bại trong việc đưa một vụ án tham nhũng quốc tế ra trước công luận như nó xứng đáng phải thế. Bộ trưởng Ngoại Giao Julie Bishop phải giải thích tại sao bà lại đe dọa mỗi người dân Úc bằng bản án tù để nhằm che dấu một vụ bê bối tham nhũng đáng xấu hổ có liên quan đến chín . h phủ Úc.”
“Khái niệm về “an ninh quốc gia” không phải để làm tấm mền che đậy những cáo buộc tham nhũng nghiêm trọng liên quan đến các quan chức chính phủ, ở Úc hay ở đâu cũng thế. Đây là vì lợi ích chung của cộng đồng mà báo chí phải có quyền đưa tin về vụ việc này, trong đó có liên quan đến công ty con của ngân hàng Trung ương Úc. Ai là người môi giới giao dịch này, và chúng ta đã môi giới họ ở cấp quốc gia? Điều tra tham nhũng và lệnh kiểm duyệt thông tin với lý do “an ninh quốc gia” là hai thứ không thể đi đôi với nhau. Thật là mỉa mai khi Tony Abbott đã đem những điều tồi tệ nhất của “giá trị Châu Á” tới Úc”

Nguồn: http://tunhan.wordpress.com/2014/08/03/wiki-lich-sang-dung-thuy-va-manh-co-dinh-toi/

 
Bản tiếng Anh Lệnh cấm: https://wikileaks.org/aus-suppression-order/
 
Bản Việt ngữ của Dân Luận
Lệnh cấm đưa tin của tòa án Úc về vụ hối lộ tiền Polymer có liên quan tới Malaysia, Indonesia và Việt Nam
Chính trị - xã hội 
Thế giới
Luật sư Vi K. Tran và Trịnh Hữu Long chuyển ngữ
Theo WikiLeaks
Dân Luận: Để độc giả tiện tham khảo, chúng tôi đã nhờ người dịch giúp lệnh của Tòa án Tối cao Victoria về việc cấm báo chí đưa tin, đã được WikiLeaks công bố, như dưới đây.
TÒA ÁN TỐI CAO VICTORIA TẠI MELBOURNE
TOÀ HÌNH SỰ
S CR 2013: 0173, 0174, 0175, 0215
S CR 2014: 0047, 0048, 0049, 0058, 0079, 0080
GIỮA: NỮ HOÀNG
- và -
BARRY THOMAS BRADY và những bị cáo khác
LỆNH THÔNG THƯỜNG
QUAN TÒA: Ngài Thẩm Phán Hollingworth
NGÀY QUYẾT ĐỊNH: 19 tháng 6 năm 2014
QUÁ TRÌNH TỐ TỤNG GỐC: Bản cáo trạng
PHƯƠNG THỨC: Lấy lời khai, sau khi đã đưa ra thông báo theo chương 10 của Đạo Luật Thủ Tục Tranh Luận Tòa Án 2013 (Vic)
THAM GIA PHIÊN XỬ:
- Dr. S Danaghue QC and Mr J Forsaith for the Commonwealth of Australia (instructed by the Department of Foreign Affairs and Trade)
- Mr. J Forsaith for the Commissioner of the Australian Federal Police
- Mr. N Robinson QC and Mr K Armstrong for the Commonwealth Director of Public Prosecutions
- Mr. M Cahill for Barry Thomas Brady
- Mr. C Mandy for Peter Sinclair Hutchinson
- Mr. C Thomson for John Leckenby
- Mr. P Tehan QC for Steven Kim Wong
- Mr. P Higham for Christian Boillot and Clifford John Gerathy
- Ms. M Fox for Myles Andrew Curtis
 
TÒA ÁN RA LỆNH RẰNG:
 
1. Trừ khi có lệnh tòa khác, không được tiết lộ, bằng việc xuất bản hay dưới một hình thức nào khác, về những thông tin (cho dù dưới dạng điện tử hay in trên giấy) xuất phát từ hay được chuẩn bị cho các mục đích tố tụng của vụ án này (bao gồm cả những điều khoản của những lệnh tòa án ở đây, và trong bản khai có tuyên thệ của Gillian Elizabeth Bird đã được xác nhận vào ngày 12 tháng 6 năm 2014) nhằm công bố, hàm ý, gợi ý hay khẳng định bất kỳ đối tượng nào trong số những người nằm trong phạm vi áp dụng của lệnh tòa này:
• nhận hoặc có ý đồ nhận hối lộ hay những khoản chi trả bất chính;
• đồng tình với hay cố tình làm ngơ với bất kỳ cá nhân nào nhận hoặc có ý nhận hối lộ hay những khoản chi trả bất chính; hoặc
• là những cá nhân có ý định hoặc được đề nghị nhận hối lộ hay nhận những khoản chi trả bất chính.
 
2. Trừ khi có lệnh tòa khác, lệnh tòa số 1 sẽ được áp dụng với các đối tượng sau:
• Thủ tướng đương nhiệm hoặc tiền nhiệm của Malaysia (bao gồm cả cách sử dụng danh từ viết tắt PM (Prime Minister)
• Phó Thủ tướng đương nhiệm hoặc tiền nhiệm của Malaysia (bao gồm cả cách sử dụng danh từ viết tắt DPM (Deputy Prime Minister)
• Bộ trưởng Bộ tài chính đương nhiệm hoặc tiền nhiệm của Malaysia (bao gồm cả cách sử dụng từ viết tắt FM (Finance Minister);
• Mohammad Najib Abdul Razak, Thủ tướng đương nhiệm (từ 2009) và Bộ trưởng Bộ tài chính đương nhiệm (từ 2008) của Malaysia;
• Abdullah Ahmad Badawi (còn được gọi là Pak Lah), cựu Thủ tướng của Malaysia (2003-2009) và cựu Bộ trưởng Bộ tài chính (2003-2008)
• Puan Noni (còn được gọi là Bà Noni hay Nonni), chị vợ của Abdullah Ahamd Badawi;
• Mahathir Mohamed, cựu Thủ tướng (1981-2003) và cựu Bộ trưởng Bộ tài chính (2001-2003) của Malaysia;
• Daim Zainuddin, cựu Bộ trưởng Bộ tài chính của Malaysia (1984-1991; 1999-2001);
• Raidah Aziz, cựu Bộ trưởng Bộ thương mại của Malaysia (1987-2008);
• Hamid Albar, cựu Bộ trưởng Bộ ngoại giao (1999-2008) và cựu Bộ trưởng Bộ Nội vụ (2008-2009) của Malaysia;
• Susilo Bambang Yudhoyono (còn được gọi là SBY), Tổng thống đương nhiệm của Indonesia (từ 2004);
• Megawati Sukarnoputri (còn được gọi là Mega), cựu Tổng thống của Indonesia (2001-2004) và là thủ lĩnh hiện tại của Đảng chính trị PDI-P;
• Laksamana Sukardi, cựu Bộ trưởng Indonesia (2001-2004; thành viên nội các của chính phủ Sukarnoputri)
• Trương Tấn Sang, Chủ tịch đương nhiệm nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (từ 2011);
• Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng đương nhiệm nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (từ 2006);
• Lê Đức Thúy, cựu Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia (2007-2011) và cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1999-2007), và
• Nông Đức Mạnh, cựu Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (2001-2011).
 
3. Trừ khi có lệnh tòa khác, Lệnh tòa số 1 không nghiêm cấm:
• tiết lộ với và giữa các nhân viên điều tra Khối Thịnh vượng chung Úc (như được định nghĩa trong phần 2 của Luật tội phạm năm 1914, hoặc các nhân viên điều tra quốc tế, các cơ quan công tố quốc tế và những tổ chức quốc tế tương tự;
• việc cung cấp bởi Toà án cho các cơ quan truyền thông đã có đăng ký trước, dưới hình thức một thông báo về sự tồn tại của những lệnh toà án này, hoặc bút lục của toà án hay các vật chứng (và để tránh gây nghi ngờ, phải được xử sự phù hợp với Lệnh tòa số 1 đã nêu ở trên);
• việc cung cấp tài liệu bởi Viện trưởng Viện công tố cho Công ty Note Printing Australia Pty Ltd và đại diện pháp lý của công ty đó, với điều kiện những tài liệu đó được chuẩn bị cùng với một bản sao của những lệnh của tòa án trong vụ kiện này.
 
4. Việc ngăn cấm xuất bản nêu trong Lệnh tòa số 1 được áp dụng trên toàn nước Úc.
 
5. Mục đích của những lệnh tòa này là nhằm tránh những thiệt hại đối với các quan hệ quốc tế của Úc, vốn có thể bị gây ra bởi việc xuất bản những tài liệu có thể gây tổn hại uy tín của những đối tượng đã được nêu tên cụ thể nhưng là những nhân vật không liên quan đến các quy trình tố tụng trong vụ án này.
 
6. Những lệnh này được đưa ra vì chúng:
• cần thiết để tránh một nguy cơ gây hại thực sự và nghiêm trọng đối với việc thực thi công lý mà không thể tránh được bằng các biện pháp hiện hữu hợp lý khác, và
• cần thiết để tránh thiệt hại cho lợi ích của Khối Thịnh vượng chung Úc liên quan đến an ninh quốc gia.
 
7. Những lệnh này sẽ được áp dụng trong một khoảng thời gian là 5 năm kể từ ngày ban hành, trừ khi bị thu hồi sớm hơn.
 
8. Tờ khai có tuyên thệ trước toà của Gillian Elizabeth Bird được xác nhận vào ngày 12 tháng 6 năm 2014 sẽ được niêm phong trong một bì thư và ghi rõ “Không được mở ra nếu không được lệnh của Tòa án”, và sẽ không được mở ra nếu không có lệnh của Tòa án.
 
9. Tùy nghi áp dụng.
Chú thích của người dịch:
- Điều 9, “tùy nghi áp dụng” (nguyên văn: there be liberty to apply) được hiểu là lệnh này có thể được các bên liên quan kháng cáo hoặc có thể được áp dụng để yêu cầu tòa án ra thêm những lệnh hoặc hướng dẫn khác.
(Source: Diễn Đàn Việt Nam 21)
Switch mode views: