Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Đập thủy điện Xayaburi của Lào nằm trên vùng địa chấn

XAYABURI

Công trình xây dựng đập thủy điện Xayaburi trên dòng chính sông Mêkông - DR / International Rivers


Theo cảnh báo của giới chuyên gia địa chất Thái Lan, dự án đập thủy điện Xayaburi đang được xây dựng tại Lào có thể gây ra nhiều thảm họa cho toàn bộ hệ sinh thái của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

 Địa điểm hồ chứa nước nằm những đường nứt địa chất đang hoạt động với nguy cơ xảy ra động đất ở tỷ lệ 1/10.

Tuần qua, Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam, một tổ chức phi chính phủ có cơ sở tại Việt Nam kêu gọi làm ngưng dự án Xayaburi vì đập thủy điện này, một khi đi vào hoạt động, sẽ gây tác hại cho các nước hạ nguồn là Cam Bốt và Việt Nam trong lãnh vực chài lưới, chăn nuôi thủy sản và nông nghiệp. Bên cạnh nguy cơ này, đập Xayaburi còn hàm chứa một thảm họa khác nếu động đất xảy ra.

Theo hãng tin Công giáo Á Châu Asia News ngày 18/04, nhà địa chất Thái Lan, tiến sĩ Punya Charusiri, thuộc đại học Chulalungkorn, Bangkok,cho biết đập thủy điện đồ sộ này là mối « hiểm nguy tiềm tàng » vì được xây không đúng chỗ.

Địa điểm của đập Xayaburi nằm gần những « đường nứt đang hoạt động ».

Trong 30 năm tới đây, rủi ro xẩy ra động đất ở mức độ trung bình là 1 trên 30.
Còn địa chấn với cường độ lớn, 7 điểm trên bậc thang Richter, cũng có xác sxuất khá cao là 1trên 10.
 Theo tiến sĩ Punya Charusiri, lẽ ra Lào phải ngưng dự án này.

Trong vòng không đầy 10 năm trở lại đây đã xảy ra hai trận động đất trong khu vực : năm 2007 tại Xayaburi ở cường độ 6,3.
 Đến tháng ba năm 2011, láng giềng Miến Điện bị động đất với cường độ 6,9 làm 151 người thiệt mạng.

Nhà thầu Thái Lan và Thụy sĩ cam kết tôn trọng chuẩn mực chống động đất nhưng không quan tâm đến môi trường sống của 65 triệu dân ở hạ nguồn.

Các đập thủy điện của Trung Quốc trên thượng nguồn đã gây thiệt hại nặng cho ngư dân mà số lượng cá đánh bắt đã giảm đến 300.000 tấn trong 10 năm qua.


Switch mode views: