• Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase
lỗi
  • Error loading module User 'saigonec_sgenew' has exceeded the 'max_questions' resource (current value: 1) SQL=SELECT m.id, m.title, m.module, m.position, m.content, m.showtitle, m.params, mm.menuid FROM sge_modules AS m LEFT JOIN sge_modules_menu AS mm ON mm.moduleid = m.id LEFT JOIN sge_extensions AS e ON e.element = m.module AND e.client_id = m.client_id WHERE m.published = 1 AND e.enabled = 1 AND (m.publish_up = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_up <= '2024-12-25 06:11:16') AND (m.publish_down = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_down >= '2024-12-25 06:11:16') AND m.access IN (1,1) AND m.client_id = 0 AND (mm.menuid = 219 OR mm.menuid <= 0) AND m.language IN ('vi-VN','*') ORDER BY m.position, m.ordering

ĐCSTQ: Hội Nghị Trung Ương 4 chỉ để củng cố quyền lãnh đạo tuyệt đối

Hoaky TQ flags



Chiến tranh thương mại với Mỹ đang gây chia rẽ trong nội bộ đảng Cộng Sản Trung Quốc.
REUTERS/Damir Sagolj/File Photo



Ngày hôm qua, 28/10/2019, sau nhiều lần bị trì hoãn, Hội Nghị Trung Ương 4 khóa 19 đảng Cộng Sản Trung Quốc khai mạc tại Bắc Kinh.

202 ủy viên trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc và 171 ủy viên dự khuyết dự kiến họp kín trong 4 ngày dưới sự chủ trì của chủ tịch Tập Cận Bình.

 

Mục tiêu: khẳng định lại quyền lãnh đạo của đảng Cộng Sản

Thông thường Trung ương đảng Cộng Sản Trung Quốc mỗi năm họp một lần nhưng cuộc họp toàn thể này được tổ chức sau gần 20 tháng từ phiên họp gần nhất.
Đây là khoảng cách thời gian dài nhất giữa 2 phiên họp toàn thể trong vài thập kỷ qua.

Theo Tân Hoa Xã, chủ đề của hội nghị Trung ương 4 là "gìn giữ và phát huy hệ thống xã hội chủ nghĩa mang đặc thù Trung Quốc, đẩy mạnh hiện đại hóa hệ thống chính trị và năng lực lãnh đạo đất nước".

Một nội dung không có gì mới là khẳng định lại sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng.
Thời điểm mở Hội Nghị Trung Ương đã bị trì hoãn nhiều lần,theo giới quan sát có thể vì những bất đồng nội bộ.

Trong bối cảnh Trung Quốc đang cùng lúc đối phó với nhiều thách thức nghiêm trọng, từ cuộc chiến thương mại với Mỹ, tăng trưởng kinh tế chậm, đến khủng hoảng chính trị tại Hồng Kông.

Ở Hồng Kông, phong trào phản kháng chống chính quyền đặc khu hành chính và chủ yếu là chống chính quyền Trung ương Bắc Kinh đã kéo dài gần 5 tháng qua vẫn không có dấu hiệu lắng dịu.

Cuộc khủng hoảng Hồng Kông, dù lối thoát thế nào, thì đến lúc này vẫn đánh dấu một thất bại của mô hình "một đất nước hai chế độ" đặt dưới sự kiểm soát của đảng Cộng sản.
Cách xử lý cuộc khủng hoảng Hồng Kông của Bắc Kinh từ đầu đến giờ gây bất đồng trong nội bộ đảng.

Chuyên gia chính trị Lâm Hòa Lập (Willy Lam) thuộc Đại Học Hồng Kông, được báo Les Echos trích dẫn, nhận định:
"Tập Cận Bình sợ phải đối mặt với các chỉ trích của một số ủy viên Trung ương không đồng tình với cách giải quyết các vấn đề".
Đó cũng là lý do mà thời điểm họp đã bị lùi lại nhiều lần và đến hôm 24/10 mới được cho thông báo.

Giới quan sát đều nhận thấy những bất đồng trong nội bộ đảng đã nảy sinh từ khi ông Tập Cận Bình cho thay đổi các quy định xóa bỏ giới hạn 2 nhiệm kỳ để giành cho mình quyền lãnh đạo vĩnh viễn, tuyên truyền đề cao vai trò lãnh đạo cá nhân.
Lẽ ra "ông phải nhấn mạnh đến tầm quan trọng của hệ thống chính trị, năng lực điều hành chính quyền hơn là chỉ tập trung thâu tóm quyền lực cho mình", chuyên gia Willy Lam nhận xét.

Như vậy để đưa đất nước vượt qua được các thách thức, trước tiên ông Tập Cận Bình phải vượt qua được thách thức chia rẽ nội bộ.
Ông đã thâu tóm mọi chức vụ cao nhất trong đảng và Nhà nước, quân đội, được tôn vinh là lãnh đạo có quyền lực nhất từ sau thời Mao Trạch Đông.
Nhưng tất cả những điều đó không bảo đảm là ông Tập Cận Bình quy tụ được sự nhất trí thống nhất cao trong nội bộ đảng.

Giới quan sát vẫn còn lưu ý đến bài phát biểu của ông Tập Cận Bình hồi đầu tháng 9 năm nay tại Trường Đảng Trung Ương, nơi đào tạo các lãnh đạo cao cấp, trong đó ông đã liên tục kêu gọi "đấu tranh" với "hàng loạt nguy cơ và những trắc nghiệm lớn" mà Trung Quốc đang phải đối mặt.

Mục tiêu của Hội Nghị Trung Ương 4 đảng Cộng Sản Trung Quốc là khẳng định lại quyền lãnh đạo của đảng, của lãnh tụ Tập Cận Bình.
Một số nhà quan sát chính trị Trung Quốc cũng hy vọng kỳ họp sẽ tập trung nhiều hơn vào chính sách kinh tế.

Các nhà phân tích của tập đoàn tài chính, ngân hàng Citi cho rằng: "Đây sẽ phải là kỳ họp quan trọng để chuẩn bị cho chương trình cải cách kinh tế những năm tới.

 

 Các tín hiệu của Hội Nghị Trung Ương 4 sẽ cho phép xác định liệu tiến trình cải cách thị trường có được thúc đẩy hay không".
Đó cũng là điều mà các nhà đầu tư và đối tác làm ăn với Trung Quốc quan tâm.


Switch mode views: