Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Bộ chính trị khoá 12 có gì mới?

bochinhtri -vn
Tôi lại sắp làm phiền một số bạn khi trả lời câu hỏi trên, vì sẽ có một câu trả lời ... nhạy cảm.

Thật tình, dù không muốn bị tẩy não, nhưng vẫn khó mà tránh được những bàn luận chung quanh những kết cục của đại hội XII của đảng CSVN. Một trong những kết cục đó là thành phần trong Bộ chính trị.

Khi so sánh với BCT XI, tôi thấy BCT XII có hai cái mới liên quan đến phân bố vùng miền và trình độ học vấn.

BCT Khoá XII có 19 người, tăng 3 người so với BCT Khoá XI. Nhưng điểm đáng chú ý là nhìn vào danh sách thấy rất nhiều người miền Bắc.
Thật vậy, trong số 19 người thì có đến 14 người (tức gần 3/4) là từ miền ngoài. Trong khi đó, BCT XI, có 9/16 (hay 56%) là người miền Bắc.

Nói cách khác, tỉ lệ uỷ viên BCT XII từ miền Bắc tăng 31% so với BCT XI. Thật ra, sự phân bố trên cũng khá phù hợp với thực tế là 70% đảng viên là người miền Bắc (1).

Một dữ liệu khác cũng thú vị không kém là trình độ học vấn. Năm nay, BCT XII có đến 10 người (tức hơn phân nửa) có bằng tiến sĩ. Nhưng BCT XI chỉ có 7/16 là tiến sĩ.
Như vậy, tỉ lệ uỷ viên tiến sĩ tăng 20%. Sẽ rất thú vị nếu có được con số uỷ viên TƯ đảng có bằng tiến sĩ, nhưng chưa biết con số này sẽ lấy từ đâu.

Càng ngạc nhiên hơn khi biết rằng ngay cả BCT bên Tàu, nơi mà VN bắt chước, cũng có ít tiến sĩ hơn VN. Trong số 25 người trong BCT Tàu, chỉ có 5 người có bằng tiến sĩ (2).

Chẳng những số tiến sĩ áp đảo, mà con số giáo sư và phó giáo sư trong BCT XII cũng rất đáng nể.
Có đến 6 người mang hàm GS/PGS: Trần Đại Quang, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Thiện Nhân, Phạm Minh Chính, Vương Đình Huệ, và Tô Lâm.
Chưa thấy nơi nào mà giới cầm quyền tối cao lại có nhiều người mang hàm giáo sư như ở VN.

Nếu người nước ngoài nhìn vào danh sách uỷ viên BCT và biết được trình độ học vấn của họ thì sẽ rất nể phục VN.
Nếu nghĩ rằng trình độ học vấn có tương quan với phát triển kinh tế, thì có thể họ sẽ suy luận rằng VN là nước rất phát triển. Nhưng trong thực tế, VN là một nước nghèo và hay "ăn xin".
 Ăn xin nhiều đến nỗi giới ngoại giao nước ngoài hỏi chừng nào VN hết ăn xin (3).
Thật ra, (nói vui một chút), ở VN có một sự tương quan cao giữa số quan chức có bằng tiến sĩ và vay/xin ODA: theo thời gian, con số tiến sĩ càng nhiều thì số tiền vay/xin ODA càng cao!

Nói tóm lại, BCT XII năm nay có đến 3/4 là người miền Bắc; và hơn phân nửa có bằng tiến sĩ, và trong số đó có 6 người mang hàm giáo sư.
===
(1) http://www.bloomberg.com/news/features/2015-12-23/vietnam-s-divide-slow-
healing-fewer-prospects-for-children-of-u-s-allies
(2) http://tuanvannguyen.blogspot.com.au/2014/07/bang-cap-cua-cac-bo-truong-
viet-nam.html
(3) Theo ông Lê Đăng Doanh thuật lại trong một buổi báo cáo cho trung ương đảng với cách nói thẳng và không màu mè: "[…] Tôi xin báo cáo rất chân thành với các anh là ra đấy chỉ khổ tâm thôi.
Nhiều thằng nó nói với tôi là chúng mày định ngửa tay đi ăn xin đến bao giờ nữa? Chúng mày là người thông minh, có học, về mặt nào đấy chúng mà không kém gì chúng tao cả... Tại sao chúng mày cứ ăn xin miết thế.
 Chúng mày giỏi thế mà chúng mày nghèo lâu đến như thế là thế nào?
Chúng mày cứ đề ra cái mục tiêu là đến bao giờ chúng mày đừng có đi ăn xin nữa được không?
 Nó nói với tôi trắng trợn và thẳng lắm chứ, y nguyên như tôi nói với các anh

Switch mode views: