Xung đột sắc tộc ở miền bắc, quan hệ Miến Điện -Trung Quốc rạn vỡ
- Thứ Tư, 18 tháng Ba năm 2015 19:08
- Tác Giả: Anh Vũ
Lực lượng nổi dậy tại Kokang, Miến Điện kiểm tra vũ khí đạn dược, 10/03/2015.REUTERS/Stringer
Cuộc xung đột sắc tộc ở miền bắc Miến Điện sát biên giới với Trung Quốc đã bắt đầu đi quá xa, không chỉ phá hỏng tiến trình hòa giải của chính quyền trong nước mà còn gây căng thẳng trong quan hệ với người láng giềng Trung Quốc.
Giao tranh khốc liệt giữa quân đội chính phủ với các nhóm vũ trang nổi dậy người thiểu số trong vùng Kokang, thuộc tiểu bang Shan, miền bắc Miến Điện kéo dài hàng tháng nay vẫn không có dấu hiệu dịu xuống thậm chí còn có nguy cơ tràn qua bên kia biên giới khiến láng giềng Trung Quốc không thể làm ngơ.
Tuần trước, một sự cố chết người đã xảy ra khi một quả bom của không quân Miến Điện đã rơi sang lãnh thổ thuộc tỉnh Vân Nam làm 5 nông dân Trung Quốc bị thiệt mạng. Tình hình ngay lập tức trở nên căng thẳng.
Sau những lời tố cáo, lên án qua kênh ngoại giao, Trung Quốc đã điều quân đội, cho triển khai máy bay chiến đấu dọc biên giới với Miến Điện.
Bắc Kinh trước đó đã cảnh báo về mối đe dọa đối với sự ổn định ở khu vực biên giới nước này sau khi thấy xung đột sắc tộc leo thang nhanh chóng ở khu vực Kokang của Miến Điện.
Sự kiện trên được giới quan sát đánh giá là sự đổ vỡ bất ngờ trong quan hệ giữa hai nước từng là đồng minh lâu năm của nhau.
Theo chuyên gia phân tích, Yun Sun, thuộc trung tâm nghiên cứu Stimson Center’s East Asia Program, thì vụ bom rơi đạn lạc trên là một « sự cố nghiêm trọng nhất » kể từ sau vụ sứ quán Trung Quốc tại Miến Điện bị tấn công năm 1967 trong làn sóng bạo động chống Trung Quốc khi đó.
Các cuộc xung đột trong vùng Kokang bùng phát dữ dội từ đầu tháng Hai đã làm cho hàng nghìn người phải bỏ chạy sang tỉnh Vân Nam bên kia biên giới.
Bắc Kinh đã cảm thấy bị phiền toái. Nghiêm trọng hơn khi chính quyền Miến Điện tố cáo chính quyền tỉnh Vân Nam hậu thuẫn cho quân nổi dậy.
Tất nhiên Bắc Kinh đã phủ nhận cáo buộc như vậy và cam đoan không để quân nổi dậy Kokang sử dụng lãnh thổ Trung Quốc làm căn cứ, đồng thời không quên cảnh cáo chính phủ Miến Điện đừng để chiến sự tràn qua biên giới.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc cách đây vài ngày cũng lên tiếng cảnh cáo, quân đội Trung Quốc sẽ hành động kiên quyết và cứng rắn nếu máy bay của quân đội chính phủ Miến Điện tiếp tục vượt biên xâm nhập vào lãnh thổ Trung Quốc hoặc có những động thái gây xâm phạm chủ quyền lãnh thổ và an ninh quốc gia của Trung Quốc.
Ngược lại thời gian không lâu, quan hệ giữa Miến Điện và Trung Quốc đã từng rất gắn bó trong suốt thời kỳ chế độ độc tài quân sự như là những đồng minh thân cận.
Trong những năm Miến Điện dưới chính quyền quân sự bị cả thế giới cô lập, thì Trung Quốc luôn là hậu phương về kinh tế và lá chắn về chính trị cho nước này.
Đổi lại, Miến Điện cũng đã dành cho người Trung Quốc những khoản đầu tư béo bở.
Sau khi chuyển hóa qua chế độ dân sự từ năm 2011, nhiều dự án đầu tư của Trung Quốc, đặc biệt trong lĩnh vực khai thác mỏ và hạ tầng cơ sở năng lượng mới bắt đầu gây tranh cãi.
Cũng từ khi bắt đầu tiến trình cải cách dân chủ, mở cửa ra với thế giới bên ngoài, người ta ngày càng thấy nhiều dấu hiệu Miến Điện muốn tìm cách giảm bớt sự lệ thuộc vào Trung Quốc.
Đây là điều khiến Bắc Kinh khó chịu. Đã không ít lần Bắc Kinh phải lên tiếng yêu cầu các doanh nghiệp của họ tại Miến Điện phải được bảo vệ, nhất là là từ sau khi dự án xây đập thủy điện do Trung Quốc đầu tư bị hủy bỏ.
Ông Ellot Brennan, chuyên gia Viện nghiên cứu an ninh chính sách phát triển nhận định, đúng là thời gian gần đây, người ta bắt đầu cam nhận thấy tâm lý chống Trung Quốc đang trở nên phổ biến ở Miến Điện và đó mới là mối quan ngại lớn của Bắc Kinh.
Tin mới
- Bình thường hóa bang giao Mỹ-Cuba : Con đường còn dài - 12/04/2015 20:09
- Thái Lan muốn tăng cường quan hệ quân sự với Trung Quốc - 09/04/2015 23:27
- Biển Đông : Cựu cố vấn Mỹ Kissinger « tiếp tay » cho Trung Quốc - 31/03/2015 18:38
- Liên đoàn Ả Rập quyết định thành lập liên quân chống khủng bố - 30/03/2015 00:53
- Lý Quang Diệu, nhà chính trị bản lãnh - 26/03/2015 15:42
- Indonesia tự khẳng định vai trò trung gian trong tranh chấp Biển Đông - 25/03/2015 19:09
- Singapore của Lý Quang Diệu mô hình mở cửa cho Trung Quốc - 24/03/2015 18:53
- Dù rắc rối nghi thức, Mỹ chấp nhận tiếp Nguyễn Phú Trọng - 23/03/2015 19:32
- Chiến lược Đông Nam Á của Nhật sẽ được bổ sung bằng yếu tố Indonesia - 21/03/2015 17:00
- Hy Lạp bị chủ nợ đặt vào thế phải cải cách - 20/03/2015 22:31
Các tin khác
- Việt Nam và Úc trên đà tiến tới quan hệ đối tác chiến lược - 18/03/2015 00:14
- Chỉ điểm và đạo đức, vấn đề nhức nhối thời hậu Cộng sản ở Đông Âu - 17/03/2015 05:15
- Luật biểu tình tiếp tục bị “treo” - 09/03/2015 19:30
- Vụ MH 370 : Vẫn những câu hỏi không lời giải - 07/03/2015 18:48
- Đường sắt Thái Lan biến thành đấu trường Nhật-Trung - 06/03/2015 20:11
- Từ Mao Trạch Đông tới Tập Cận Bình - 03/03/2015 20:48
- Biển Đông: Thế trận đảo nhân tạo Trung Quốc đe dọa Việt Nam - 02/03/2015 19:22
- Nhật Bản tham vấn nhân sĩ về lịch sử và tương lai đất nước - 27/02/2015 06:20
- Thủ tướng Ý Matteo Renzi sau một năm cầm quyền - 21/02/2015 02:14
- Tổng thống Nga thăm Hungary để chứng tỏ không bị cô lập - 19/02/2015 23:27