Brexit : Dân Ailen lo sợ tái lập kiểm soát biên giới khi Anh rời EU không thỏa thuận
- Chúa Nhật, 27 tháng Giêng năm 2019 20:13
- Tác Giả: RFI
Bối cảnh biên giới giả do người dân Ailen dựng lên tại biên giới để bày tỏ lo ngại khả năng phục hồi kiểm soát biên giới giữa hai miền Ailen, ngày 26/01/2019.
REUTERS/Clodagh Kilcoyne
Ba ngày trước khi Quốc Hội Anh bỏ phiếu về thỏa thuận Brexit, trong đó khúc mắc vẫn nằm ở vấn đề kiểm soát biên giới giữa hai xứ Ailen.
Hôm qua, 26/01/2019, hàng trăm người đã tập trung ở đường biên giới cũ để biểu thị sự lo lắng về khả năng tái lập kiểm soát biên giới giữa Cộng Hòa Ailen, vẫn nằm trong Liên Âu và Bắc Ailen sẽ theo Anh ra đi khỏi EU.
Thông tín viên RFI , Julien Lagache, có mặt tại biên giới Ailen tường trình:
Một bức tường được dựng bên trạm gác, các binh sĩ và nhân viên hải quan đứng chờ….
Đó chỉ là cảnh dàn dựng mà người biểu tình muốn cảnh báo điều có thể diễn ra ở biên giới Ailen nếu Vương Quốc Anh rời Liên Hiệp Châu Âu không thỏa thuận.
Đó là sự tụt hậu mà bà Maeve McKeefry, giáo viên thương mại ở Bắc Ailen không chấp nhận.
Bà cho biết : « Tôi lớn lên trong thời kỳ rối ren, tôi biết đường biên giới trên tuyến đường này là thế nào và tôi không muốn điều đó cho các con tôi.
Tự do lưu thông sẽ mang lại phồn thịnh và cả giáo dục nữa. Hai miền Ailen còn có mối liên hệ chặt chẽ, với tôi một đường biên giới hiện hữu sẽ phá hỏng mọi tiến bộ đã đạt được. »
Tượng trưng cho bạo lực trong quá khứ, đường biên giới giả này được người biểu tình phá đi.
Họ không muốn thấy hòn đảo bị cắt làm đôi.
Hơn bao giờ hết, kịch bản đó rất có thể xảy ra. Ông Declan Fearon, chủ tịch một hiệp hội những người dân sống bên biên giới cho rằng vẫn còn thời gian để ngăn chặn kịch bản đó.
Ông nói : « Điều cốt yếu là phải được lắng nghe. Cho đến giờ, Luân Đôn không nghe chúng tôi, nhưng từ nay đến ngày 29 tháng 3, chính phủ Anh sẽ phải nhận ra tầm quan trọng của vấn đề và của cam kết với châu Âu không động đến chốt chặn cuối (backstop) và họ sẽ thấy phải hành động. »
Với những người biểu tình, "chốt chặn cuối" giúp tránh tái lập biên giới mà vẫn giữ được Bắc Ailen theo các chuẩn mực châu Âu.
Trong khi đó, đây chính là điểm rắc rối ở Nghị viện Anh.
Tin mới
- Nghị viện Anh thảo luận các dự thảo sửa đổi thỏa thuận Brexit - 29/01/2019 19:47
- Afghanistan : Mỹ và Taliban loan báo « sắp » đạt hòa ước - 29/01/2019 19:39
- Báo L’Humanité trước nguy cơ đình bản - 29/01/2019 17:27
- Biến đổi khí hậu : Khi công dân lên tiếng - 29/01/2019 16:59
- Quốc tế tiếp tục thúc đẩy Việt Nam cải thiện nhân quyền - 28/01/2019 18:12
- Trung Quốc : Luật sư Vương Toàn Chương bị kết án 4 năm 6 tháng tù - 28/01/2019 17:56
- Quan hệ Tokyo-Seoul nguội lạnh: quân đội Nhật-Hàn hủy hoạt động hữu nghị - 28/01/2019 17:47
- Venezuela : Tổng thống tự phong kêu gọi quân đội "đứng về phía nhân dân" - 28/01/2019 16:44
- Venezuela : Được quốc tế ủng hộ, Guaido gia tăng áp lực - 27/01/2019 23:56
- Pháp : Đến lượt « Khăn Đỏ » xuống đường thách thức « Áo Vàng » - 27/01/2019 20:23
Các tin khác
- Vỡ đập mỏ Brazil: Số nạn nhân tiếp tục tăng - 27/01/2019 19:53
- Washington tăng áp lực với Caracas, Matxcơva ủng hộ Nicolas Maduro - 26/01/2019 18:54
- Malaysia hủy dự án đường sắt hai chục tỉ với Trung Quốc - 26/01/2019 18:45
- LHQ đòi truy tố tướng lãnh Miến Điện tội diệt chủng người Rohingya - 26/01/2019 18:35
- Mỹ : Trump nhượng bộ về bức tường, « shutdown » tạm kết thúc - 26/01/2019 18:00
- Pháp : Chính phủ kêu gọi doanh nghiệp chuẩn bị Brexit không thỏa thuận - 26/01/2019 17:50
- Brazil : Vỡ đập ở mỏ sắt, ít nhất 9 người chết và 300 người mất tích - 26/01/2019 17:41
- Chính sách quốc phòng « Ba Không » của Việt Nam tạo dễ dàng cho việc nói « Có » - 26/01/2019 01:10
- Canberra xác nhận một nhà hoạt động dân chủ Úc bị bắt tại Việt Nam - 26/01/2019 00:45
- Càng căng thẳng với phương Tây, Cam Bốt càng xích gần lại Trung Quốc - 26/01/2019 00:29