Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Bầu cử Quốc Hội : Thụy Điển kháng cự trước làn sóng bài ngoại

Stefan Lofven-Stockholm

Thủ tướng mãn nhiệm và lãnh đạo đảng Xã Hội Dân Chủ Thụy Điển Stefan Lofven, Stockholm, 9/9/2018.
TT News Agency/Claudio Bresciani/via REUTERS

Theo kết quả kiểm phiếu gần như toàn bộ, trong cuộc bầu cử Quốc Hội Thụy Điển ngày 09/09/2018, hai đảng tả hữu truyền thống ngang ngửa về số phiếu.
Đảng cực hữu bài ngoại tiến mạnh, trở thành lực lượng chính trị thứ ba tại quốc gia Bắc Âu này.

Ông Jimmie Åkesson, lãnh đạo đảng cực hữu Thụy Điển, thất vọng với tỷ lệ hơn 17 %, cho dù đảng này đã có một bước tiến đáng kể so với bầu cử Quốc Hội năm 2014.
Lãnh đạo đảng Xã Hội Dân Chủ, thủ tướng mãn nhiệm Stefan Löfven, kêu gọi đối lập thuộc cánh bảo thủ cộng tác, thành lập một chính phủ liên minh.
 Theo đặc phái viên đài RFI Juliette Gheerbrant từ Stockholm đây là nhiệm vụ khó hoàn thành.

"Đảng Dân Chủ Thụy Điển không trở thành lực lượng chính trị lớn thứ nhì trên toàn quốc như mong đợi, cho dù đảng này đã tiến mạnh, thu về được thêm 5 % số phiếu so với cuộc bầu cử lần trước.

Đảng Xã Hội Dân Chủ vẫn là tổ chức chính trị mạnh nhất tại Thụy Điển.

Thủ tướng Stefan Löfven thở phào nhẹ nhõm nhờ được 28 % cử tri ủng hộ. Kết quả không quá tồi tệ, nhưng đây là tỷ lệ ủng hộ thấp nhất trong lịch sử của đảng này.

Cánh bảo thủ bị mất 3,5 % số phiếu, nhưng vẫn là lực lượng chính trị lớn thứ nhì, chinh phục được 19,8 % cử tri.
Với những kết quả này, trong Quốc Hội sắp tới, hai phe tả hữu chỉ chênh nhau có 1 ghế.
 Lợi thế nghiêng về cánh tả. Đảng Dân Chủ cực hữu hy vọng đóng vai trò trọng tài.

Trong mọi trường hợp, chính phủ sắp tới phải tìm kiếm liên minh.
Thủ tướng Stefan Löfven đã chìa bàn tay thân thiện với cánh hữu. Ông kêu gọi phe này nên có ý thức trách nhiệm với đất nước.

Thế nhưng lãnh đạo của phe bảo thủ Thụy Điển, Ulf Kristersson, đề nghị thủ tướng Löfven từ chức.
Ông Kristersson nhất quyết không liên minh với đảng cực hữu, cho dù lãnh đạo cực hữu là Jimmie Åkesson, trực tiếp muốn đàm phán với bên đảng bảo thủ.

Thương lượng sẽ gay go và sẽ chỉ mở ra trong một vài ngày tới, một khi Thụy Điển có chủ tịch Quốc Hội mới".

Switch mode views: