Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Hàng ngàn người Mỹ có thể bị tước quốc tịch vì gian lận hồ sơ

Quoc-Tich

(Hình minh họa: Drew Angerer/Getty Images)

MIAMI, Florida (NV) – Các giới chức liên bang đang xem xét hồ sơ của hơn 2,500 người trở thành công dân Mỹ qua thủ tục nhập tịch để xem họ có gian lận trong lúc nộp hồ sơ hay không, và nếu có, họ có thể bị tước quốc tịch, theo nhật báo The Miami Herald.

Một nữ phát ngôn viên của Sở Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ (USCIS) nói trong tuần này là có từ 100 đến 2,500 trường hợp bị “nghi ngờ” và được chuyển sang Bộ Tư Pháp điều tra.

Bộ Tư Pháp sẽ quyết định có hành động mang tính pháp lý với các trường hợp này hay không, bao gồm cả việc tước quốc tịch những người này, bà Claire Nicholson, phát ngôn viên của USCIS, nói.

Cuộc điều tra này là một phần trong chiến dịch trị giá nhiều triệu đô la của chính quyền Donald Trump, truy tìm những người từng giả mạo trong tiến trình nhập tịch hoặc xin quy chế thường trú nhân (thẻ xanh), hoặc phạm pháp trước khi nhập tịch nhưng lại không báo cáo trong hồ sơ, các giới chức cho biết.

Mùa Hè năm nay, chính quyền thông báo là họ có mời một số luật sư và điều tra viên làm việc dưới hướng dẫn của Cơ Quan Quan Thuế và Bảo Vệ Biên Giới (CBP), để xem xét lại tiến trình nhập tịch.
Và nhân viên di trú đã bắt đầu xem xét những trường hợp có thể gian lận từ Tháng Giêng, 2017, ông L. Francis Cissna, giám đốc USCIS, nói với AP.

Bộ Nội An, cơ quan mà USCIS trực thuộc, cũng dự trù chi ra hơn $207.6 triệu cho một chương trình riêng rẽ mà trong đó cảnh sát di trú (ICE) sẽ mướn thêm người cho bộ phận Điều Tra An Ninh Quốc Gia, để truy tìm những trường hợp gian lận quốc tịch và thẻ xanh, theo ngân sách của ICE cho năm 2019.

Một trong những mục tiêu của chương trình này là tìm những người bị ra lệnh phải rời Hoa Kỳ, nhưng vẫn ở lại và nhập tịch với một danh tính khác.
Và để truy tìm những người này, nhân viên công lực tập trung vào hồ sơ vân tay của những người có lệnh trục xuất từ thập niên 1990 trở về trước, thời điểm mà các dữ kiện chưa được mã hóa bằng kỹ thuật số.

Tước quốc tịch các trường hợp gian lận không phải là mới, nhung được đẩy mạnh dưới thời Tổng Thống Donald Trump.
Trong thời gian từ năm 1990 đến năm 2017, có 305 người bị tước quốc tịch, trung bình 11 người/năm.

Dưới thời Tổng Thống Barack Obama, con số này tăng lên 15 vào năm 2016, năm cuối ông làm tổng thống.
Năm 2017, năm đầu tiên của Tổng Thống Trump, con số này tăng lên tới 30 người, và sẽ tăng cao trong năm nay.

Các nhà hoạt động di dân và luật sư nói rằng họ lo ngại kế hoạch này sẽ làm di dân sợ, và biện pháp này có thể ảnh hưởng những người gian lận hồ sơ cách đây cả chục năm. (Đ.D.)

Switch mode views: