Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

LHQ bất đồng về gia hạn cuộc điều tra vũ khí hóa học ở Syria

mideast-crisis-syria-chemicalweapons

Đại sứ Nga tại LHQ Vasily Nebenzya bỏ phiếu dự thảo nghị quyết của Nga trong cuộc họp Hội Đồng Bảo An về cuộc điều tra các vụ tấn công hóa học ở Syria, New York, ngày 16/11/2017.
REUTERS/Lucas Jackson

Hai dự thảo nghị quyết khác nhau của Mỹ và Nga về việc gia hạn thêm một năm cuộc điều tra quốc tế về các vụ tấn công hóa học ở Syria đều đã bị bác ngày 16/11/2017, trong một cuộc họp gay go ở Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.

Trước hết, Nga đã phủ quyết dự thảo của Hoa Kỳ, tuy văn bản này đã được 11 nước ủng hộ - chỉ có hai phiếu chống (Nga, Bolivia) và hai vắng mặt (Trung Quốc, Ai Cập).  Sau đó, đến lượt dự thảo của Nga bị bác bỏ, vì chỉ được có bốn phiếu thuận.

Được biết một dự thảo nghị quyết chỉ có thể thông qua khi nhận được ít nhất 9 phiếu thuận, và không bị thành viên thường trực nào phủ quyết.

Đây là lần phủ quyết thứ 10 của Nga về hồ sơ Syria.
Hãng tin AFP ghi nhận nhiều nước đã nhấn mạnh sự cô lập của Nga, một trong những quốc gia chính ủng hộ chế độ Assad.

 Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc tố cáo « Nga chấp nhận việc sử dụng vũ khí hóa học tại Syria », Pháp « sững sờ trước kết quả do việc phủ quyết của Nga ».
Ngược lại, phía Nga cho rằng nhóm điều tra « có những khiếm khuyết lớn ».

Nhiệm kỳ của nhóm điều tra Liên Hiệp Quốc và OIAC (Tổ chức Chống Vũ khí Hóa học), được gọi tắt là JIM (Cơ chế điều tra chung - Joint Investigative Mechanism), kết thúc vào tối 17/11/2017.
Nhóm được cả 15 thành viên Hội Đồng Bảo An nhất trí thành lập vào năm 2015, đã được gia hạn một năm đến 2016.

Một báo cáo gần đây của JIM khẳng định chính quyền Syria là thủ phạm vụ tấn công bằng khí độc sarin hôm 4/4 vào làng Khan Cheikhoun thuộc tỉnh Idlib làm trên 80 người chết.

Hai dự thảo của Hoa Kỳ và Nga hoàn toàn khác nhau, chỉ có mỗi một điểm chung là việc gia hạn nhiệm kỳ JIM.
 Washington muốn gia hạn thêm hai năm, trong khi Matxcơva chỉ chấp nhận sáu tháng.
Bên cạnh đó, Nga đòi tổ chức lại JIM, nhưng Mỹ và châu Âu phản đối, đòi hỏi phải trừng phạt chế độ Bachar Al Assad vì đã dùng khí độc giết dân.

Switch mode views: