Miến Điện: Phiến quân Rohingya chấp nhận mọi cử chỉ xoa dịu của chính phủ
- Thứ Bảy, 07 tháng Mười năm 2017 22:20
- Tác Giả: Thu Hằng
Một cụ bà 75 tuổi người Rohingya được người thân khiêng đi tị nạn sang Bangladesh.
REUTERS/Damir Sagolj
Hai ngày trước khi hết hạn hưu chiến tự tuyên bố cách đây một tháng, ngày 07/10/2017, nhóm nổi dậy chính thuộc sắc tộc thiểu số Rohingya Hồi Giáo xác định sẵn sàng đáp ứng mọi cử chỉ xoa dịu từ phía chính phủ Miến Điện.
Lực lượng Cứu Nguy Arakan Rohingya (ARSA) vẫn chưa cho biết đường lối hành động sau khi lệnh ngừng bắn mà nhóm nổi dậy này đơn phương tuyên bố ngày 10/09/2017 sẽ kết thúc vào đêm thứ Hai 09/10.
Tuy nhiên, nhóm này từng tuyên bố « kiên quyết chấm dứt tình trạng bạo ngược và ức hiếp » nhắm vào dân tộc Rohingya của họ.
Trong bản thông cáo được Reuters trích dẫn, nhóm ARSA tuyên bố :
« Nếu bất kỳ lúc nào, chính phủ Miến Điện thiên về hòa bình, ARSA sẽ làm tương tự ».
Tuy nhiên, phát ngôn viên chính phủ vẫn chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào.
Trước đó, khi phe nổi dậy đơn phương tuyên bố ngừng bắn, chính quyền Naypyidaw từng khẳng định « không có chính sách đàm phán với quân khủng bố ».
LHQ kêu gọi Miến Điện mở cửa bang Rakhine cho cứu trợ nhân đạo
Trên lĩnh vực nhân đạo, ông Mark Lowcock, phụ trách hoạt động cứu trợ nhân đạo của Liên Hiệp Quốc, đánh giá « không thể chấp nhận được » vì hàng cứu trợ không thể vào được bang Rakhine vì chính quyền Miến Điện chặn mọi ngả đường dẫn vào miền bắc bang này sau loạt tấn công của phe nổi dậy Rohingyas nhắm vào khoảng 20 trạm biên phòng.
Một nhóm nhỏ nhân viên quốc tế có mặt tại chỗ, nhưng không thể tiến hành công việc theo đúng nghĩa.
Vì vậy, ông Mark Lowcock « kêu gọi chính quyền Miến Điện làm cách nào đó, để các nhà hoạt động nhân đạo, không chỉ của các tổ chức Liên Hiệp Quốc, có thể được làm việc trong điều kiện bình thường ».
Theo ông Mark Lowcock, cần khẩn cấp hỗ trợ ngay tại bang Rakhine vì hàng ngày vẫn có khoảng 2.000 người Rohingya tiếp tục đến các trại tạm cư ở Bangladesh, đang trong tình trạng quá tải.
Từ khi cuộc khủng hoảng xảy ra ngày 25/08/2017, Bangladesh đã phải đón hơn 515.000 người Rohingya.
Thu Hằng
Miến Điện - Châu Á - Xã hội - Khủng hoảng - Sắc tộc - Rohingya - Tị nạn - Xung đột
Tin mới
- Syria : Thổ Nhĩ Kỳ tập trung quân ở biên giới - 08/10/2017 21:15
- Vòng loại World Cup 2018 : Pháp thắng Bulgari 1-0 - 08/10/2017 19:48
- Cúp Bóng Đá Thế Giới 2018: Achentina bên bờ vực bị loại! - 08/10/2017 19:43
- Bộ Tư pháp Mỹ truy tố 3 người đàn ông âm mưu tấn công New York - 08/10/2017 17:10
- Bình Nhưỡng tố cáo Mỹ âm mưu ám sát Kim Jong Un - 08/10/2017 00:46
- Bộ trưởng Ngoại Giao và Quốc Phòng Mỹ sắp đến Pakistan để gây sức ép - 08/10/2017 00:34
- Nam Á: Ấn Độ tìm cách đối phó với tiền của Trung Quốc - 08/10/2017 00:26
- Nga: Đối lập biểu tình phản đối đúng ngày sinh nhật tổng thống Putin - 07/10/2017 23:51
- Bão Nate di chuyển về Mỹ, New Orleans và Louisiana chuẩn bị sơ tán - 07/10/2017 22:47
- LHQ đưa Ả Rập Xê Út và liên quân vào danh sách đen - 07/10/2017 22:31
Các tin khác
- Thiệt mạng vì làm việc 159 giờ phụ trội trong một tháng - 07/10/2017 00:57
- Little Saigon: Một phụ nữ Việt và 4 người khác bị cảnh sát Irvine bắt vì ăn trộm - 07/10/2017 00:51
- Quan Thuế Mỹ sẽ chặn hàng nhập cảng do công nhân Bắc Hàn sản xuất - 07/10/2017 00:39
- Bình Nhưỡng tái khởi động các nhà máy khu công nghiệp liên Triều - 07/10/2017 00:17
- Quan hệ Nga-Ả Rập Xê Út nồng ấm hơn nhờ các hợp đồng thương mại - 07/10/2017 00:03
- Hoa Kỳ: NRA thực sự muốn gì sau vụ thảm sát Las Vegas? - 06/10/2017 23:55
- Người Nhật bất ngờ về giải Nobel Văn học 2017 - 06/10/2017 23:49
- Chính quyền Cam Bốt đề nghị giải thể đảng đối lập - 06/10/2017 20:25
- Mỹ-Phi : Manila « nâng cấp » tập trận Mỹ trong năm 2018 - 06/10/2017 20:17
- Đối lập Nhật Bản công bố cương lĩnh chống hạt nhân - 06/10/2017 20:10