Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài

               Suy Tư Dòng Đời:

  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Truyền thông Mỹ bắt đầu bỏ rơi Donald Trump ?

trump-immigration



Ứng viên đảng Cộng Hòa Dnald Trump, phát biểu tại Reno, Nevada, Hoa Kỳ, ngày 05/10/2016.
Reuters

Càng đến gần cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ngày 08/11/2016, truyền thông Mỹ có vẻ không còn chịu nổi ứng viên đảng Cộng Hòa Donald Trump.

Trong bài phân tích công bố đầu tháng 10, hãng tin Pháp AFP đã ghi nhận việc báo giới Mỹ bắt đầu mổ xẻ kỹ càng các phát biểu của ông Trump, và sẵn sàng chỉ trích không nể nang, không còn giữ thế « trung lập » vốn có.

Hãng tin Pháp nêu một ví dụ điển hình là tờ báo có uy tín New York Times, thông thường rất chừng mực, nhưng vừa qua đã tố cáo thẳng thừng những lời ‘dối trá’ của Donald Trump.

Ngày 24/09 tờ báo đã loan báo ủng hộ ứng viên Hillary Clinton, và hai ngày sau đã bài xã luận không nương tay với ông Donald Trump, một ứng viên « hẹp hòi, huênh hoang, hứa cuội ».

Sau hơn một năm vận động sôi nổi, những lời tố cáo của ông Donald Trump nhắm vào bà Hillary Clinton và ông Obama – như về gốc tích của ông Obama, đã khiến cho đài truyền hình CNN phải từ bỏ đường hướng trung lập và chỉ trích lời lẽ của ông Trump là « không đúng sự thật », trên băng đỏ chạy phía dưới màn hình.

Trong hàng tháng trời, Donald Trump đã được truyền thông Mỹ đưa tin rộng rãi, nhưng giờ thì xu hướng đã có khác đi.

Theo Dan Kennedy, giáo sư báo chí tại đại học Northeastern, « Giới truyền thông đã nhận thấy cuộc vận động này không thể được theo dõi và đưa tin như một cuộc vận động tranh cử tổng thống bình thường ».

Lý do là vì Donald Trump « đã lập đi lập lại khá thường xuyên những thông tin thất thiệt, và nó đã trở thành những lời nói dối. Ông cố tình loan truyền những lời nói dối. Chúng tôi chưa bao giờ thấy điều này nơi một ứng viên tổng thống. »’

Phần ông Trump thì luôn miệt thị giới truyền thông, tấn công cá nhân một số nhà báo, nhục mạ phóng viên đến các cuộc mít tinh của ông trước đám đông cử tọa ủng hộ la ó.

Nhà sử học chính trị Allan Lichtman, đại học American University, Washington, phân tích : « Dĩ nhiên không phải lần đầu tiên mà các ứng viên chỉ trích truyền thông báo chí, nhưng chưa ai chỉ trích thậm tệ như Donald Trump, và biến nó thành một phần cơ bản trong thông điệp của ông ».

Uy tín của Donald Trump trong giới truyền thông đã xuống đến một mức thấp đến nỗi mà khoảng một chục phương tiện truyền thông truyền thống bảo thủ, đã hoặc kêu gọi không bỏ phiếu cho ứng viên đảng Cộng Hòa « không có khả năng » phục vụ đất nước hoặc tuyên bố thẳng thừng ủng hộ bà Clinton.

Lần đầu tiên trong lịch sử của họ, hai tờ báo bảo thủ Dallas Morning News và Arizona Republic đã lên tiếng ủng hộ một ứng viên đảng Dân Chủ, bà Hillary Clinton. Còn tờ USA Today, trong suốt 34 năm tồn tại vẫn luôn tỏ ra không thiên vị, lần đầu tiên đã kêu gọi độc giả cưỡng lại tiếng hát quyến rũ của một nhà ngụy biện nguy hiểm và bác bỏ ông Donald Trump. Nhưng tờ báo không kêu gọi dồn phiếu cho Hillary Clinton vì theo AFP, không đạt được đồng thuận trong nội bộ.

Tờ Chicago Tribune, rất bảo thủ, cũng đánh giá ứng viên đảng Cộng Hoa không đủ khả nang lãnh đạo đất nước và đã quyết định ủng hộ ứng viên thứ 3 Gary Johnson.

Và theo thói quen của ông, Donald Trump đã phản ứng qua mạng Twitter sau bài xã luận của USA Today : « Người hủy bỏ việc đặt mua dài hạn báo Dallas và Arizona đã rất tinh khôn, bây giờ đến lượt USA Today sắp mất đọc giả ! »

Đối với chuyên gia chính trị Brendan Nyhan, đại học Dartmouth, ứng viên đảng Cộng Hòa đã đẩy các truyền thông đến giới hạn trong việc đưa tin một cách hoàn toàn trung lập : « Trump đã buộc các truyền thông thừa nhận giới hạn của việc đua tin theo kiểu ‘ông ấy/ bà ấy đã nói’, né tránh bằng mọi cách cho thấy thiên về phía nào. »

Trong bối cảnh như thế, Donald Trump đã dựa vào mạng Twitter được ông cho là công cụ lý tưởng để trao đổi trực tiếp với những cử trị của ông. Ông cũng dựa trên những website rất bao thủ.

Những người ủng hộ ông đã đẩy được hashtag #TrumpWins (#Trump thắng) lên đầu những chủ đề được bàn thảo nhiều nhất trên Twitter sau cuộc tranh luận đầu tiên với bà Hillary Clinton, 26/09, cho dù bà Clinton được xem là thắng thế trong cuộc đọ sức này qua kết quả một số thăm dò dư luận.

Theo một số nhà quan sát phản ứng giới truyền thông như vậy là tốt, nhưng đã quá ít và quá trễ.
Trong hơn một năm họ đã đưa tin nhưng không phán xét và đã giúp Donald Trump thắng dễ dàng trong cuộc bầu sơ bộ.

Ông Allan Lichtman nhận thấy là công thức giúp Donald Trump thành công đến nay chưa đủ để ông giành được thắng lợi cuối cùng mà ông phải vượt qua số ủng hộ cơ bản để thắng và điều này thì ông Trump không thể làm chỉ qua các phương tiện truyền thông thứ yếu.

Switch mode views: