Vụ mất tích: Lãnh đạo Hồng Kông chất vấn Bắc Kinh
- Thứ Ba, 21 tháng Sáu năm 2016 15:46
- Tác Giả: Trọng Thành
Nhà sách ở Causeway Bay, Hongkong, để bảng "đóng cửa" sau khi một loạt nhân viên bị "mất tích", 31/12/2015.
RFI/Chine
Hôm nay, 21/06/2016, lãnh đạo Hồng Kông cho biết đã gửi thư yêu cầu chính quyền Trung Quốc làm sáng tỏ việc các nhân viên nhà sách bị bắt.
Ông Lương Chấn Anh (Leung Chun Ying) đã quyết định gửi thư sau khi xảy ra vụ việc gây chấn động tuần trước: Một nhân viên nhà sách từ Hoa lục trở về đã tiết lộ nhiều tình tiết về việc ông bị giam cầm tại Trung Quốc.
Theo AFP, ông Lương Chấn Anh tuyên bố đã gửi thư thể hiện các lo ngại của dân chúng đặc khu về các thể thức bắt giữ và điều kiện giam giữ năm nhân viên nhà sách.
Lãnh đạo Hồng Kông yêu cầu Bắc Kinh minh bạch cách hành xử của nhà chức trách Trung Quốc trong trường hợp người Hồng Kông vi phạm luật Trung Quốc, và đặt câu hỏi liệu “vụ việc này có xâm phạm đến nguyên tắc một quốc gia, hai chế độ, và Luật Cơ Bản (được coi như Hiến pháp Hồng Kông) bảo đảm các quyền tự do của người Hồng Kông”, đặc biệt là tự do ngôn luận, tự do xuất bản, và quyền được bảo đảm về an ninh.
Phản ứng của ông Lương Chấn Anh bị nhiều nghị sĩ dân chủ đánh giá là hết sức yếu ớt.
Nữ nghị sĩ đảng Công Dân Mao Mạnh Tĩnh (Claudia Mo) thậm chí coi bức thư này là “đáng khinh bỉ”.
Trả lời AFP, bà nói : “Rõ ràng là ông Lương đã hết sức sợ hãi khi phải nói rõ về vấn đề này với chính quyền Trung Quốc.
Rõ ràng là ông ta đã cố gắng để khiến cho ông chủ (Bắc Kinh) không phải bối rối”.
Hôm thứ Năm tuần trước, ông Lam Wing Kee – một trong năm nhân viên nhà sách “mất tích” hồi cuối 2015 – đã kể lại với công chúng về thời gian 8 tháng bị giam giữ tại Trung Quốc, khi ông liên tục bị thẩm vấn và không được quyền mời luật sư.
Ông cũng bị ép phải đọc lời thú tội trên truyền hình, theo một kịch bản do chính quyền dàn dựng.
Ông Lam Wing Kee bị bắt khi trên đường từ Hồng Kông sang Thẩm Quyến (Quảng Đông).
Lam Wing Kee và bốn người “mất tích” làm việc cho “Might Current”, một nhà xuất bản nổi tiếng về các ấn phẩm nói về đời tư của các lãnh đạo Trung Quốc, cũng như các bí mật cung đình của chế độ cộng sản.
Các vụ bắt cóc nói trên từng bị cộng đồng quốc tế lên án dữ dội.
Hiện tại, bốn trong số năm người bị bắt cóc đã được trả tự do.
Tin mới
- Nhiều nghi vấn trong hai vụ rơi máy bay ở Việt Nam - 21/06/2016 22:53
- Pháp và châu Âu, « sân chơi » của giới đầu tư Trung Quốc - 21/06/2016 19:45
- CIO : Điền kinh Nga bị cấm cửa Thế vận Rio - 21/06/2016 19:17
- Bóng đá và chính trị : Những trận đấu kịch tính trong lịch sử - 21/06/2016 19:11
- Trưng cầu phế truất tổng thống Venezuela : Hơn 1,3 triệu chữ ký cần xác nhận - 21/06/2016 18:56
- Thượng Viện Mỹ bác bỏ đề nghị gia tăng kiểm soát súng - 21/06/2016 18:49
- Syria : quân đội thất thế trước quân thánh chiến - 21/06/2016 18:25
- Thể thao Nga gặp vận đen - 21/06/2016 16:06
- Philippines, Malaysia và Indonesia hợp tác kiểm soát an ninh trên biển - 21/06/2016 16:00
- Quân đội Nhật báo động đề phòng tên lửa Bắc Triều Tiên - 21/06/2016 15:53
Các tin khác
- Trung Quốc: Dân làng Ô Khảm biểu tình đòi trả tự do cho trưởng thôn - 21/06/2016 15:41
- Biển Đông : Trung Quốc dọa rút khỏi UNCLOS - 21/06/2016 14:51
- Hàn Quốc cảnh báo mối đe dọa của IS đối với các căn cứ quân sự Mỹ - 20/06/2016 22:39
- Anh Quốc : Phe chống Brexit khởi sắc trở lại - 20/06/2016 17:18
- Hai trận đấu nhiều "hiểm nguy" ngày 20/06 - 20/06/2016 17:07
- Liên Hiệp Quốc : Người Rohingya, nạn nhân "tội ác chống nhân loại" - 20/06/2016 16:48
- Philippines : Giáo Hội báo động các vụ cảnh sát giết người - 20/06/2016 16:27
- Mỹ tập trận tại châu Á-Thái Bình Dương : “Chuyện bình thường” - 20/06/2016 16:20
- Ba lý do khiến Trung Quốc muốn Anh ở lại Liên Hiệp Châu Âu - 20/06/2016 13:13
- Bỉ khởi tố ba người bị tình nghi chuẩn bị tấn công khủng bố - 19/06/2016 23:25