Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Biển Đông : Bắc Kinh "rất bất bình" về tuyên bố của G7

g7-japan-hiroshima

Các ngoại trưởng thuộc G7 trước bia tưởng niệm các nạn nhân vụ ném bom nguyên tử Hiroshima, Nhật Bản. Ảnh chụp ngày 11/04/2016.
REUTERS/Jonathan Ernst

Bắc Kinh « rất bất bình » về tuyên bố của khối G7 kêu gọi kiềm chế tại các vùng biển tranh chấp. Bộ Ngoại Giao Trung Quốc ngày 12/04/2016 cho biết như trên, trong bối cảnh châu Á đang quan ngại trước tham vọng lãnh thổ và quân sự của Trung Quốc.

Ông Lục Khảng (Lu Kang), phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc nói :
« Trung Quốc hết sức bất bình về cung cách làm việc của G7. Chúng tôi kêu gọi các quốc gia thành viên G7 thực hiện cam kết của mình là không đứng về bên nào trong các tranh chấp lãnh thổ, tôn trọng những nỗ lực của các nước trong khu vực, chấm dứt mọi tuyên bố và hành động vô trách nhiệm, đóng góp một cách xây dựng vào hòa bình và ổn định trong khu vực ».

Bắc Kinh cho biết cảm thấy đang bị G7 chĩa mũi dùi vào mình.
Ông Lục Khảng khuyến cáo : « Trong tình hình kinh tế thế giới đang u ám, lẽ ra nhóm G7 nên tập trung vào việc quản lý kinh tế và hợp tác, thay vì làm ầm ĩ xung quanh vấn đề biển đảo, gây thêm căng thẳng trong khu vực ».

Sau cuộc hội nghị hai ngày tại Hiroshima, các ngoại trưởng nhóm G7 mà Trung Quốc không phải là thành viên, đã ra bản tuyên bố chung. Tuyên bố viết :
« Chúng tôi quan ngại trước tình hình tại biển Hoa Đông và Biển Đông, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quản lý và giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình.
Chúng tôi bày tỏ sự chống đối mạnh mẽ đối với mọi hành động đơn phương đe dọa, cưỡng bức hay khiêu khích, có thể làm thay đổi nguyên trạng và gia tăng căng thẳng ».

Tuy tuyên bố của G7 không nêu cụ thể Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh yêu sách chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông, nơi Việt Nam, Philippines, Malaysia, Đài Loan và Brunei cũng đều đòi hỏi chủ quyền.
Trung Quốc còn xây dựng một loạt các đảo nhân tạo trên Biển Đông trong những năm gần đây, tiến hành các hoạt động bồi đắp đại quy mô để xác quyết chủ quyền.

Tại biển Hoa Đông, Nhật Bản và Trung Quốc tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, hiện do Tokyo quản lý.
Khối G7 kêu gọi : « Tất cả các nước tránh những hành động như đào đắp, xây dựng các tiền đồn với mục đích quân sự ».

Switch mode views: