Panama Papers: Thủ tướng Anh bị áp lực từ chức
- Thứ Sáu, 08 tháng Tư năm 2016 17:38
- Tác Giả: Lê Hải
Gia đình thủ tướng Anh David Cameron cũng bị lôi vào dòng xoáy "Panama Papers".
AFP / Niklas Halle'n
Trang nhất các tờ báo của nước Anh ngày 08/04/2016 tràn ngập hình ảnh thủ tướng David Cameron bên cạnh các hàng tít liên quan tới vụ bê bối lách thuế ở Panama mà cách đây vài ngày từng khiến thủ tướng Iceland phải từ chức.
Nhật báo Telegraph nhận định đây là tuần lễ khó khăn nhất trong sự nghiệp chính trị của ông Cameron.
Từ Luân Đôn, thông tín viên Lê Hải cho biết thêm chi tiết:
Ngay sau ngày hồ sơ Panama trở thành tâm điểm khai thác của truyền thông quốc tế, báo chí nước Anh đã lập tức dồn sức ép vào ông thủ tướng, cùng câu chuyện mà họ đã biết về chuyện bố ông, Ian Cameron, khi còn sống từng là một doanh nhân giàu có và cất tiền trong các quĩ đầu tư lách thuế ở Panama.
Thế nhưng mọi chuyện chỉ thực sự bùng nổ sau cuộc phỏng vấn trực tiếp với kênh truyền hình ITV News, khi ông David Cameron nhận là từng có khoảng 30.000 bảng tiền cổ phiếu có liên quan, nhưng đã bán hết trước ngày thắng cử từ năm 2010 cho đến nay.
Ngay lập tức, một nghị sĩ từ đảng Lao Động là ông John Mann, cũng là một thành viên của ủy ban chuyên trách về tài chính của quốc hội, đã viết trên mạng Twitter đòi thủ tướng phải từ chức vì thiếu trung thực trong những ngày qua, trong suốt 6 năm qua và trong quá trình tranh cử.
Ngoài ra, thủ tướng Anh cũng nhận là được thừa kế 300.000 bảng từ cha mình, nhưng không muốn nhắc đến nguồn gốc của số tiền đó có phải là trốn thuế hay không.
Có thể thấy số tiền này không lớn, và chỉ đơn giản là động tác lách thuế bằng cách chuyển địa chỉ công ty ra nước ngoài, gọi là thủ thuật offshore.
Thế nhưng đối với dư luận nước Anh, đây là việc bị lên án về đạo đức, trong khi đó bản thân ông Cameron cũng thường xuyên chỉ trích các doanh nghiệp chuyển địa chỉ ra nước ngoài để trốn tránh trách nhiệm đóng góp cho xã hội nước Anh, coi đó là trái đạo đức.
Trước mắt, có thể thấy ông David Cameron đã rất khéo léo trong việc xử lý khủng hoảng, ví dụ văn phòng thủ tướng trong những ngày qua liên tục đưa ra câu trả lời rằng đây là chuyện riêng của ông, và chờ cho đến khi câu chuyện dịu bớt đi thì mới đưa ra, không đặt hình ảnh của David Cameron bên cạnh những nhân vật hàng đầu bị coi là kẻ xấu như lãnh đạo Nga và Trung Quốc.
Bài phỏng vấn truyền hình cũng được đưa ra vào chiều thứ Năm 07/04, tức là sau phiên chất vấn hàng tuần vào hôm trước, để tránh cho thủ tướng khỏi bị chất vấn trực tiếp trước bàn dân thiên hạ, và từ giờ đến phiên chất vấn vào thứ Tư 13/04, sẽ có nhiều sự kiện quan trọng khác, hay ngay trước hai ngày nghỉ cuối tuần, có thể khiến người ta quên mất số tiền nhỏ này.
Tuy vậy, nếu nhìn vào bài phân tích trên tờ Guardian thì độc giả có thể thấy số tiền nhỏ đó chỉ là một phần nổi của tảng băng chìm, vì ông bố Ian Cameron vốn là một người môi giới chứng khoán giàu có, cũng là người tham gia lập ra quỹ đầu tư Blairmore Holdings Inc nằm trong tâm điểm của vụ xì-căng-đan "Panama Papers".
Hồi năm 2009, theo đánh giá trên danh sách người Anh giàu có của tờ Sunday Times, tài sản của Ian Cameron vào khoảng 10 triệu bảng, và sau ngày qua đời, ông để lại rất nhiều tài sản cho những người con khác.
Cho nên, vấn đề chính trong câu chuyện của ông David Cameron không phải là ông có trốn thuế hay là đóng thuế ít hay không, mà là các mối quan hệ của ông ảnh hưởng như thế nào đối với những quyết sách được ông đưa ra trong vai trò thủ tướng Anh, cả chính sách thuế nội địa lẫn thỏa thuận thuế đối với các nước Liên Hiệp Châu Âu.
Do vậy, đây sẽ còn là một đề tài được báo chí khai thác và dư luận bàn tán trong những ngày tới.
Tin mới
- Trung Quốc : một cựu lãnh đạo tỉnh Tứ Xuyên bị điều tra vì tham nhũng - 10/04/2016 20:38
- Mười ngành nghề 'tệ' nhất nước Mỹ - 10/04/2016 01:07
- Pháp : Du lịch vẫn phát triển năm 2015, dù Paris bị khủng bố - 10/04/2016 00:44
- Mỹ vẫn bố trí lá chắn chống tên lửa ở Hàn Quốc bất chấp Trung Quốc - 10/04/2016 00:08
- Bắc Kinh bác yêu cầu rút giàn khoan khỏi vùng cửa Vịnh Bắc Bộ - 09/04/2016 17:15
- Tổng thống Đài Loan thăm một hòn đảo gần Senkaku/Điếu Ngư - 09/04/2016 17:10
- Biển Đông : Pháp chống mọi hành vi làm gia tăng căng thẳng - 09/04/2016 17:03
- Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ công du châu Á, nhưng hủy chuyến thăm Bắc Kinh - 09/04/2016 16:58
- Syria : Daech mất một địa điểm chiến lược - 08/04/2016 20:32
- Panama Paper : Cử tri Iceland muốn bầu cử ngay lập tức - 08/04/2016 20:23
Các tin khác
- Bình Nhưỡng lại phỉ báng nữ tổng thống Hàn Quốc - 08/04/2016 17:29
- Ngoại trưởng Anh khẳng định "nghĩa vụ" bảo vệ quyền tự trị của Hồng Kông - 08/04/2016 16:55
- Miến Điện trả tự do cho 69 sinh viên"tù chính trị" - 08/04/2016 16:47
- Panama Papers : Cách Hồng Kông giúp tẩu tán tiền từ Trung Quốc - 08/04/2016 16:37
- Biển Đông :Mỹ phủ nhận thông tin cấm tướng lãnh chỉ trích Trung Quốc - 08/04/2016 16:28
- Tổng thống Nga: Mỹ có nhúng tay vào vụ Panama Papers - 08/04/2016 00:12
- Panama Papers : Tổng thống Achentina bị đề nghị điều tra - 07/04/2016 21:49
- Panama Papers : 3 trong số 7 ủy viên thường trực Bộ Chính Trị Trung Quốc bị liên lụy - 07/04/2016 21:38
- Hillary Clinton mở trận chiến thương mại với Trung Quốc - 07/04/2016 21:05
- Nhập cư, trọng tâm cuộc họp Hội đồng bộ trưởng Pháp-Đức - 07/04/2016 20:58