Pháp : Biểu tình phản đối dự luật lao động
- Thứ Tư, 09 tháng Ba năm 2016 19:01
- Tác Giả: Thanh Phương
Sinh viên tại thành phố Nice (miền nam nước Pháp) xuống đường ngày 09/03/2016 phản đối dự luật Lao Động.
REUTERS/Eric Gaillard
Không chấp nhận một dự luật lao động mà họ xem là một « bước lùi » lịch sử, nhiều công đoàn và tổ chức sinh viên kêu gọi biểu tình hôm nay, 09/03/2016, trên toàn nước Pháp.
Mục tiêu của dự án cải tổ luật lao động mà chính phủ của tổng thống François Hollande đề nghị là nhằm tháo gỡ những rào cản đối việc tuyển dụng nhân công, để góp phần đẩy lùi nạn thất nghiệp, hiện chiếm tới 10% trên tổng số lao động và 24% trong giới trẻ Pháp.
Ông Hollande đã bày tỏ quyết tâm của ông là vừa bảo đảm « an toàn nghề nghiệp » cho giới trẻ, vừa bảo đảm « tính linh hoạt » cho hoạt động của các doanh nghiệp.
Nhưng dự luật mang tên Bộ trưởng Lao động El Khomri có vẻ không thuyết phục được giới trẻ.
Tổ chức sinh viên hàng đầu ở Pháp là UNEF và tổ chức học sinh trung học FIDL đã quyết định tham gia vào lời kêu gọi biểu tình của nhiều công đoàn, trong đó có CGT. Công đoàn này đã yêu cầu chính phủ rút lại toàn bộ dự luật lao động.
Trước phong trào phản đối ngày càng mạnh, chính phủ Pháp đã tạm hoãn việc đệ trình dự luật lao động và trong tuần này đã gặp đại diện nhiều công đoàn để tiếp tục thương lượng.
Nhưng theo những ngời thân cận thủ tướng manuel Valls, chính phủ sẽ chỉ chấp nhận sửa đổi vài điểm, chứ không sửa toàn bộ dự luật này.
Về phần chủ tịch của MEDEF, tổ chức của giới chủ, thì yêu cầu chính phủ không nên làm « thay đổi bản chất » của dự luật mà theo họ, sẽ thúc đẩy việc tuyển dụng nhân công.
Theo kết quả các cuộc thăm dò dư luận, có đến 70% dân Pháp chống dự án cải tổ luật lao động.
Nhưng điều mà chính phủ cánh tả của tổng thống Hollande đặc biệt theo dõi hôm nay đó là mức độ tham gia biểu tình của giới trẻ ở Pháp, đúng 10 năm sau khi một cuộc xuống đường rầm rộ của tầng lớp thanh niên đã buộc thủ tướng cánh hữu lúc đó là Dominique de Villepin phải rút lại dự luật về Hợp đồng tuyển dụng đầu tiên (CPE).
Do trùng hợp thời điểm, hôm nay cũng là ngày đình công đòi tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc trong ngành đường sắt của Pháp, gây nhiều rối loạn trong phương tiện giao thông.
Tin mới
- Trung Quốc tuyên truyền "Tứ Toàn" bằng nhạc Rap - 10/03/2016 20:58
- Tờ báo "Tài Kinh" trong tầm ngắm của Bắc Kinh - 10/03/2016 20:34
- Kim Jong Un : Từ đứa trẻ nhút nhát thành lãnh đạo chưa đầy 30 tuổi - 10/03/2016 19:58
- Philippines : Thượng nghị sĩ Grace Poe được phép tranh cử tổng thống - 10/03/2016 19:31
- Aung San Suu Kyi chọn người trung thành nhất làm tổng thống - 10/03/2016 19:24
- Bắc Triều Tiên lại bắn thêm tên lửa thách thức thế giới - 10/03/2016 19:11
- Trung Quốc phản đối Philippines thuê máy bay tuần tra của Nhật Bản - 10/03/2016 16:54
- Các nước Balkan mặc nhiên khóa chặt ngõ vào châu Âu - 09/03/2016 21:20
- Một lãnh đạo của Daech đã bị triệt hạ ? - 09/03/2016 21:15
- Bầu cử sơ bộ : Trump vẫn thắng, Clinton vất vả hơn - 09/03/2016 19:08
Các tin khác
- Thái Lan thanh trừng 6.000 người tham nhũng có thế lực - 09/03/2016 18:55
- Philippines thuê máy bay Nhật Bản để tuần tra vùng biển tranh chấp - 09/03/2016 18:16
- Hàn Quốc: Bình Nhưỡng thất bại trong việc thu nhỏ đầu đạn hạt nhân - 09/03/2016 18:11
- Miến Điện : Chính phủ mới sẽ xét lại các dự án lớn của Trung Quốc - 09/03/2016 18:05
- Ân Xá Quốc Tế: Bình Nhưỡng đàn áp công dân lén điện thoại ra nước ngoài - 09/03/2016 17:59
- Không quân Mỹ sẽ tiếp tục bay tuần tra trên Biển Đông - 09/03/2016 17:52
- Không Quân Mỹ muốn đặt oanh tạc cơ tầm xa tại Úc - 09/03/2016 17:46
- Mỹ: Căng thẳng trong nội bộ đảng Cộng Hoà - 09/03/2016 00:09
- Pháp : Phụ nữ nói “không” với bạo lực - 08/03/2016 23:49
- Bí mật vẫn bao trùm 2 năm sau khi chuyến bay MH370 mất tích - 08/03/2016 20:35