Angelina Jolie đến Miến Điện thăm các công nhân dệt may
- Thứ Hai, 03 tháng Tám năm 2015 00:17
- Tác Giả: RFI
Angelina Jolie và Aung San Suu Kyi ghé thăm các xưởng dệt may ở phía bắc Rangoon - REUTERS /Soe Zeya Tun
Hôm qua 01/08/2015, Angelina Jolie đã ghé thăm các xưởng dệt may ở phía bắc thành phố Rangoon.
Ngôi sao màn bạc người Mỹ đã đến Miến Điện với tư cách là đặc sứ Liên Hiệp Quốc, theo lời mời của lãnh đạo đối lập Miến Điện Aung San Suu Kyi.
Cả hai nhân vật nổi tiếng này đã tiếp xúc trao đổi với các nữ công nhân ngành dệt may để tìm hiểu thêm về diều kiện làm việc của họ.
Miến Điện đang trên đà hội nhập thế giới từ khi cộng đồng quốc tế bãi bỏ cấm vậm. Tuy nhiên, công nhân ngành dệt may thường hay xuống đường biểu tình đòi tăng lương.
Thông tín viên RFI Rémy Favre tường trình từ Rangoon :
Hồi đầu năm 2015, hàng ngàn nữ công nhân ngành dệt may đã nhiều lần đình công tại Rangoon : họ phong toả lối vào các xưởng may, đôi khi nhốt các ông giám đốc quản lý trong phòng làm việc, đòi các chủ nhà máy phải tăng lương cho họ.
Các phong trào đình công này mới xuất hiện gần đây tại Miến Điện, kể từ khi chính phủ Miến Điện trong quá trình dân chủ hóa, đã cho phép thành lập các công đoàn, cách đây bốn năm.
Ngành dệt may Miến Điện đang phát triển mạnh mẽ trong hai năm qua, nhất là kể từ khi các quốc gia phương Tây đã dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đối với nước này.
Hơn 200.000 người, đại đa số là phụ nữ làm việc trong các xưởng may, tức là cao hơn gấp 4 lần so với cách đây hai năm.
Hiện giờ ngành dệt may ở Miến Điện chiếm 10% tổng kim ngạnh xuất khẩu, tương đương với hơn một tỷ đô la hàng năm.
Trong tháng qua, các nữ công nhân dệt may đã yêu cầu việc ấn định một mức lương tối thiểu : phía công đoàn đề nghị 4.000 kyats mỗi ngày, tức tương đương vói khoảng 4 đô la cho 8 giờ làm việc.
Tuy nhiên, giới chủ đã bác bỏ yêu cầu này, với lập luận mức lương tăng quá nhanh, đôi khi là tăng gấp đôi đối với các trường hợp công nhân còn thiếu tay nghề.
Các giám đốc nhà máy còn cho rằng việc tăng lương như vậy sẽ khiến cho Miến Điện mất sức cạnh tranh, và ngành dệt may có nguy cơ giảm xuất khẩu.
Tin mới
- Hiệp định tự do mậu dịch : Việt Nam- Châu Âu đạt thỏa thuận nguyên tắc - 04/08/2015 15:33
- LHQ hành động chống đói nghèo và biến đổi khí hậu - 03/08/2015 22:08
- Trung Quốc :Chứng khoán lại rơi, sản xuất thấp nhất từ 2 năm qua. - 03/08/2015 21:20
- Căng thẳng biên giới Việt Nam-Cam Bốt và nhân tố Trung Quốc - 03/08/2015 20:36
- Trung Quốc tịch thu trên 5.000 chai rượu pha Viagra - 03/08/2015 16:54
- Chủ tịch Hạ viện Úc phải từ chức vì « lạm dụng công quỹ » - 03/08/2015 16:47
- Báo Nhật: Tokyo tư vấn Việt Nam chọn lò phản ứng hạt nhân - 03/08/2015 16:37
- Trung Quốc không muốn bàn về Biển Đông tại ARF - 03/08/2015 16:05
- Mỹ tuyên bố tiêm kích F-35B đã sẵn sàng chiến đấu - 03/08/2015 05:39
- Mốt thuốc giảm cân và tình dục: Châu Âu thiệt hại nặng vì hàng giả - 03/08/2015 00:37
Các tin khác
- Dân Đài Loan biểu tình xé sách giáo khoa "thân Trung Quốc" - 02/08/2015 23:57
- Anh-Pháp xin trợ giúp về khủng hoảng di dân - 02/08/2015 23:28
- Phạt ban chỉ đạo chương trình nghệ thuật - 02/08/2015 23:13
- MH370 : Lại tìm thấy một số mảnh vụn ở bờ biển Réunion - 02/08/2015 21:51
- Biển Đông: ASEAN và Trung Quốc muốn lập "đường dây nóng" về các tranh chấp - 02/08/2015 21:30
- Nội bộ Mỹ vẫn tranh cãi về đối sách chống Trung Quốc ở Biển Đông - 02/08/2015 01:13
- Ứng viên Tổng thống Hillary Clinton, sức khỏe tốt, thu nhập cao - 02/08/2015 01:01
- Trung Quốc : Tướng Quách Bá Hùng từng tìm cách giả gái để đi trốn - 02/08/2015 00:53
- MH370 : Mảnh vỡ cánh máy bay tìm thấy ở đảo Reunion đã tới Pháp - 02/08/2015 00:45
- Vòng đàm phán về TPP tại Hawai thất bại - 02/08/2015 00:34