Pháp tìm cách giảm thiểu năng lượng nguyên tử
- Thứ Sáu, 24 tháng Bảy năm 2015 17:06
- Tác Giả: Thụy My
Nhà máy điện hạt nhân ở vùng Nogent-sur-Seine - AFP /François Nascimbeni
Đạo luật chuyển đổi năng lượng được Hạ viện Pháp chính thức thông qua hôm qua 22/07/2015, đã khởi động cuộc chạy nước rút hướng đến việc giảm lệ thuộc vào nguyên tử lực để sản xuất điện.
Tuy nhiên các biện pháp và hậu quả đối đối với các đơn vị liên quan hãy còn mơ hồ.
Luật chuyển đổi năng lượng đã đáp ứng mục tiêu hàng đầu của chính phủ đảng Xã hội Pháp, là kiên quyết giảm từ 75 đến 50% thị phần của điện hạt nhân, trong tổng lượng điện tiêu thụ đến năm 2025.
Đây là một trong những lời hứa tranh cử của Tổng thống François Hollande.
Luật này cũng dự kiến tổng công suất điện nguyên tử của Pháp từ nay bị giới hạn ở mức trần 63,2 gigawatt ; tức năng lực hiện nay của 58 lò phản ứng thuộc 19 nhà máy điện hạt nhân trên toàn quốc.
Mức trần này có nghĩa tập đoàn điện lực Pháp EDF không thể đưa vào hoạt động các lò phản ứng hạt nhân mới mà không cho ngừng các lò khác.
Như thế nhà máy điện nguyên tử Fessenheim sẽ bị đóng cửa, một khi lò phản ứng EPR của nhà máy Flamanville bắt đầu hoạt động.
Tuy nhiên tranh cãi tại Quốc hội đã diễn ra gay gắt. Thượng viện Pháp trong đó cánh hữu chiếm đa số, hai lần cố gắng hủy bỏ lịch trình do chính phủ đưa ra về việc giảm thiểu năng lượng hạt nhân ; và ngay sau khi luật được thông qua, sự chống đối vẫn không giảm bớt.
Phe hữu cho rằng việc giảm sử dụng nguyên tử lực chỉ trong vòng mười năm là bất khả thi.
Theo phía đối lập, trước dự báo tiêu thụ điện sẽ chựng lại hay chỉ tăng nhẹ, cùng với sự phát triển của năng lượng tái tạo, mục tiêu do đạo luật ấn định sẽ dẫn đến việc phải ngưng hoạt động khoảng hai chục lò phản ứng hạt nhân.
Cánh hữu lo ngại về hậu quả đối với tập đoàn nguyên tử Areva, hiện đang gặp khó khăn lớn về tài chính.
Các lò phản ứng hạt nhân hiện nay được phép hoạt động trong vòng 40 năm, nhưng EDF mong muốn Cơ quan An toàn Nguyên tử cho kéo dài lên 50 năm.
Trong khi đó, tập đoàn năng lượng Areva đang tích cực thảo luận về Chương trình năng lượng dài hạn (PPE) nhằm xác định tỉ lệ các loại năng lượng ấn định trong luật (nguyên tử, gió, mặt trời, dầu khí…), mà theo các công ty Pháp trong lãnh vực này, cần phải mang tính linh hoạt tối đa.
Tin mới
- Đài Loan mua 8 trực thăng chống tàu ngầm của Mỹ - 27/07/2015 02:45
- Việt Nam khẳng định ông Phùng Quang Thanh vẫn khoẻ sau khi về nước - 27/07/2015 02:38
- Biển Đông : Mỹ tố cáo Trung Quốc "làm giả" chủ quyền - 27/07/2015 02:14
- Đài Bắc phản đối Trung Quốc diễn tập nhắm vào Đài Loan - 25/07/2015 16:11
- Hy Lạp đề nghị IMF tiếp tục cho vay tiền - 25/07/2015 16:03
- Hoa Kỳ quan ngại xung đột sắc tộc phá hỏng tiến trình hòa bình Miến Điện - 25/07/2015 15:14
- Thổ Nhĩ Kỳ mở hai mặt trận chống khủng bố tại Syria và Irak - 25/07/2015 15:08
- Nông nghiệp Pháp đuối sức vì lệnh cấm vận của Nga - 25/07/2015 14:59
- Ân xá Quốc tế tố cáo Iran gia tăng tử hình - 24/07/2015 18:15
- Sự hiện diện của Mỹ tại Châu Phi - 24/07/2015 18:05
Các tin khác
- Nắng nóng ngày hè, Bắc Triều Tiên làm việc từ 5 giờ sáng - 24/07/2015 16:27
- Buôn người : Thái Lan truy tố 72 người, trong đó có một tướng lãnh - 24/07/2015 16:18
- Biển Đông : Đảo nhân tạo Trung Quốc có thể được dùng để chống Đài Loan - 24/07/2015 15:35
- Campuchia thắt chặt quan hệ quốc phòng với Trung Quốc - 23/07/2015 15:53
- Philippines bắt 155 lao động trái phép, đa phần là người Trung Quốc - 23/07/2015 15:40
- Singapore từ chối nhập cảnh nhiều nữ du khách Việt Nam - 23/07/2015 14:40
- Ðộng đất trên đường nứt Hayward có thể xảy ra bất cứ lúc nào - 23/07/2015 14:32
- Lào : Điều tra một mạng lưới buôn cầu thủ thiếu niên châu Phi - 23/07/2015 14:19
- Biển Đông : Trung Quốc kêu gọi Philippines rút đơn kiện - 23/07/2015 14:10
- Miến Điện kết án tù chung thân hơn 150 người Trung Quốc - 23/07/2015 13:53