Với thủ tướng Modi, Ấn Độ sẽ cứng rắn hơn với Trung Quốc
- Thứ Hai, 19 tháng Năm năm 2014 20:24
- Tác Giả: Tú Anh
Ông Modi, trong một cuộc mít tinh tại Vadodra, bang Gujarat, ngay sau kết quả bầu cử. Ảnh chụp nagỳ 16/05/2014.
Reuters
Chiến thắng lịch sử của đảng Nhân Dân (cánh hữu) trong cuộc bầu cử quốc hội Ấn Độ chấm dứt giai đoạn 10 năm cầm quyền đầy tai tiếng của đảng Quốc Đại.
Cùng lúc, với nhà lãnh đạo Narendra Modi nặng tinh thần dân tộc này, một trang sử quan hệ quốc tế mới sẽ được mở ra : nhiệt tình với Tây phương và cứng cõi hơn đối với tham vọng cấp vùng của Trung Quốc.
Sự kiện Tổng thống Mỹ Barack Obama và hàng loạt nguyên thủ quốc gia tây phương nhanh chóng lên tiếng chúc mừng và mời nhân vật vừa chiến thắng cuộc bầu cử quốc hội Ấn Độ mà kết quả được thông báo hồi thứ bảy tuần trước mang ý nghĩa gì ?
Tại sao cũng chính các quốc gia tây phương này, với Mỹ đứng đầu, cách nay không lâu còn xem ông Narendra Modi là người không xứng đáng giao thiệp mà nay lại nhấn mạnh đến « quyền lợi chung với nền dân chủ lớn nhất thế giới » ?
Theo giới phân tích thì hơn bao giờ hết cụm từ « quyền lợi chung » mang ý nghĩa xác đáng chứ không phải là sáo rỗng .
Do vậy, Hoa Kỳ cần phải nhanh chóng tái lập quan hệ thân thiết với vị thủ tướng Ấn, sắp tuyên thệ nhậm chức trong nay mai, để xoa dịu những bất đồng trong suốt 12 năm qua.
Năm 2002 , một vụ bạo loạn xảy ra tại bang Gujarat ( tây Ấn) nơi mà Narendra Modi đắc cử thống đốc một năm trước đó.
Hơn 1000 người đa số là tín đồ Hồi giáo bị thiệt mạng. Tân thống đốc bị tố cáo là bật đèn xanh cho bạo lực.
Năm 2005, Mỹ ra biện pháp trừng phạt không cấp visa cho thống đốc bang Gujarat sang Hoa Kỳ.
Chuyên gia Milan Vaishnav, thuộc viện nghiên cứu chiến lược Carnegie Endowment for Internatianal Peace nhận định là Washington đã « ý thức một cách đau đớn là đã không duy trì quan hệ với lãnh đạo đảng Nhân Dân BJP của ông Narendra Modi và do vậy sẽ nhanh chóng khắc phục nhược điểm này ».
Vào thời điểm 2005, một bức mật điện của sứ quán Mỹ tại New Delhi, sau này bị WikiLeaks tiết lộ, nhận định đảng Nhân Dân Ấn Độ do Narendra Modi lãnh đạo sẽ « chống Mỹ hơn là hợp tác với Mỹ ».
Nhận định này có vẽ không đúng với thực tế vì trong 6 năm từ 1998 đến 2004, đảng Nhân Dân Ấn Độ đã có cơ hội lịch sử đầu tiên lên cầm quyền với thủ tướng Atal Behari Vajpayee, và trong giai đoạn này quan hệ giữa Ấn và Mỹ được cải thiện rất tốt.
Một sự kiện khác, là không phải đợi Narendra Modi đắc cử mà Tây phương mới lên tiếng « chúc mừng và mời mọc ».
Tháng hai năm nay, nữ đại sứ Mỹ tại Ấn Độ , bà Nancy Powell, một nhà ngoại giao lỗi lạc, đã gặp lãnh đạo đảng Nhân Dân Ấn Độ và Bộ ngoại giao Mỹ tuyên bố là sẽ bỏ lệnh cấm visa nhập cảnh.
Đại sứ Anh và Pháp cũng hội kiến với Narendra Modi trước bầu cử.
Có lẽ đường lối « chuyển trục » ngoại giao này thành công. Theo AFP, các nhà ngoại giao Mỹ hy vọng tân lãnh đạo Ấn Độ không phải là con người « tự ái ».
Tuy ít có kinh nghiệm quốc tế và không thông thạo Anh ngữ bằng người tiền nhiệm Manmohan Singh, nhưng Narendra Modi gần đây tuyên bố quan điểm quan hệ quốc tế của ông là đặt trọng tâm lên « quyền lợi chung hơn là quan hệ cá nhân ».
Chuyên gia Alyssa Ayres, nguyên là viên chức cao cấp trong bộ ngoại giao Mỹ đặc trách Nam Á thẩm định lãnh đạo đảng Nhân Dân là một người ưu tiên cho phát triển kinh tế nên có tiếng là một nhân vật « thực tiễn » hơn là giáo điều.
Bang Gujarat có đời sống phồn thịnh cao nhất nhì Ấn Độ có thể là một minh chứng
Tuy nhiên chuyên gia Alyssa Ayres không dám kết luận sớm là thủ tướng tương lai sẽ lưu tâm đến tính đặc thù đa sắc tộc, đa văn hóa của đất nước hay chỉ ưu tiên cho người theo Ấn độ giáo.
Từ năm 2005 đến nay, vì bị Tây phương tẩy chai, nên ông Narendra Modi đã dành thời giờ sang các nước châu Á quan sát, học hỏi kinh nghiệm .
Cao vọng của ông là làm sao bắt kịp Trung Quốc mạnh hơn Ấn Độ từ kinh tế đến quân sự.
Giới quan sát đánh cuộc là tân thủ tướng Ấn Độ sẽ dành chuyến công du đầu tiên sang thăm Nhật Bản, do Shinzo Abe, cũng là một nhân vật có tinh thần quốc gia dân tộc như ông lãnh đạo và cũng đắc cử vẽ vang hai năm trước đây với lời hứa cải tổ kinh tế sâu rộng.
Xu hướng « đông tiến » này càng làm cho Hoa Kỳ, đang thi hành chính sách « chuyển trục » tại Châu Á Thái Bình dương, và các quốc gia đang bị Trung Quốc đe dọa, yên tâm hơn.
Phó chủ tịch Trung tâm nghiên cứu Center for American Progress, Vikram Singh, trước đây đóng góp vào kế hoạch “chuyển trục” của Mỹ tuyên bố : Hoa Kỳ và Ấn cùng quyền lợi chung, cùng muốn châu Á Thái bình dương « ổn định, hoà bình » và muốn « hoạt động chung » để thực hiện mục tiêu này.
Tin mới
- Hải quân Mỹ có thể xoay chuyển cục diện ở Biển Đông? - 21/05/2014 00:27
- Việt – Trung ‘vẫn khác quan điểm’ - 20/05/2014 22:20
- Châu Âu tháo khoán 100 triệu euro cho Ukraina - 20/05/2014 22:02
- Quân đội Thái Lan ban hành thiết quân luật - 20/05/2014 20:31
- Anh trai lãnh đạo Bắc Triều Tiên xuất hiện tại Indonesia - 20/05/2014 20:18
- Giàn khoan HD-981 : Indonesia can dự mạnh mẽ hơn vào cuộc đối đầu Việt-Trung - 20/05/2014 20:12
- Hà Nội mở phiên toà xử Bầu Kiên - 20/05/2014 20:06
- Đài Bắc tiếp tục tuyển dụng công nhân Việt Nam qua Đài Loan - 20/05/2014 20:01
- Trung Quốc đình chỉ hợp tác mạng với Mỹ sau vụ sĩ quan bị truy tố - 20/05/2014 00:10
- Quốc hội Việt Nam họp kín về Biển Đông trong ngày đầu tiên - 19/05/2014 20:35
Các tin khác
- Trung Quốc đánh trọng thương ngư dân Việt tại Hoàng Sa - 19/05/2014 19:05
- Trung Quốc đình chỉ nhiều chương trình trao đổi với Việt Nam - 18/05/2014 22:33
- Tàu Trung Quốc đâm và gây hư hại nặng cho tàu cảnh sát biển Việt Nam - 18/05/2014 22:28
- Liên Hiệp Quốc cảnh báo về tình hình nhân quyền tại Ukraina - 17/05/2014 22:04
- Thủ tướng tương lai hứa thay đổi nhanh chóng đất nước - 17/05/2014 21:56
- Người Việt trong và ngoài nước biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lăng - 17/05/2014 21:44
- HD 981 : Mạng internet Trung Quốc bốc lửa vì phản ứng của Việt Nam - 17/05/2014 21:35
- Vụ giàn khoan HD-981 gây căng thẳng quan hệ Mỹ-Trung - 17/05/2014 02:45
- Phnom Penh không cho phép người Việt biểu tình chống Trung Quốc - 17/05/2014 02:36
- Đài Loan : Người Việt sợ bị trả thù sau bạo động bài Trung Quốc ở Việt Nam - 16/05/2014 22:31