Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Nguyễn Tấn Dũng sẽ là Tổng thống Việt Nam?

Nắm Trung ương đảng, nắm công an, nắm những đại công ty, ngân hàng trong tay, những yếu tố đó cho phép Nguyễn Tấn Dũng nghĩ đến ghế Tổng thống. Và mô hình Tổng thống chế kiểu Nga Xô là khả thi.

thutuongDung


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

 

Putin dùng KGB để siết chặt dân chúng, dùng nhà tù để ổn định xã hội, ông Dũng đã có công an... còn hơn cả KGB...


Ông Nguyễn Hạnh Phúc, Chủ nhiệm VP quốc hội khẳng định: Việc đổi tên nước sẽ được trình lên quốc hội tại kỳ họp diễn ra vào ngày 20/5 tới.

Theo đó, hai phương án đổi tên nước đã được Ủy ban thường vụ QH chốt lại là giữ nguyên tên nước “Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam" hoặc đổi sang tên gọi cũ “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” (VNDCCH).

Nếu giữ nguyên tên “Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam” thì trình lên quốc hội để đổi tên nước làm gì?

 Vì vậy việc đổi tên nước trở lại “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” là một suy luận hữu lý và có nhiều khả năng xảy ra.

Đổi tên nước là việc hệ trọng, báo hiệu cho việc thay đổi chính trị, ít nhất về mặt thể chế.

Với quốc hiệu Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Việt Nam có thể theo Tổng Thống Chế, như Nga Sô, để thay thế tên Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa đang bị toàn dân chối bỏ, lên án.

 Với phương án nầy, ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ là nhân vật có tiềm năng và thích hợp nhất trong phe cộng sản.

Ông Nguyễn Tấn Dũng đã thoát hiểm trong hội nghị trung ương 6, không bị kỷ luật, điều mà đa số đoán sẽ phải xảy ra.

 Sau hội nghị 6 ông đã “vận công trị thương”, chỉnh đốn lại tay chân bộ hạ, loại bỏ những tên “bất trung”,” cơ hội”, rà soát lại cơ quan công an để nắm vững bộ phận nầy trong chiến lược nắm chắc phần an ninh trong mục tiêu kế tiếp của mình.

Trong hội nghị 7 ông lại thắng thêm một bàn ngoạn mục, đưa hai nhân vật thân tín của mình là Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân vào Bộ Chính trị, nơi mà trước đó nhiều người dự đoán sẽ lọt vào tay ông Nguyễn Bá Thanh, trưởng ban nội chính và ông Vương Đình Huệ là trưởng ban kinh tế trung ương.

 Hai người nầy được Tổng Bí Thư đảng Nguyễn Phú Trọng chuẩn bị, đưa vào vị thế phải được cơ cấu vào Bộ Chính Trị.

Tưởng cũng cần nhắc lại là trong lần bỏ phiếu quyết định kỷ luật nầy 129 trong tổng số 175 ông trong Ủy viên trung ương không chấp nhận việc kỷ luật ông Dũng. Điều đó cho thấy đa số Trung ương đảng ủng hộ ông Dũng với những lý do mà chúng ta không biết được.

Có thể họ muốn Việt Nam cần phải nới rộng hơn về tự do, dân chủ cho phù hợp với sự phát triển kinh tế, hoặc để giảm bớt áp lực quốc tế về nhân quyền, hoặc do động cơ phong bì như một số tin trong nước đồn đoán, hoặc bao gồm tất cả, đa phần những lý do nêu trên.

Nhưng rõ ràng ông Dũng nắm được Trung ương đảng, một cơ quan quyền lực nhất, quyết định những chính sách của đảng cộng sản Việt Nam. Nói nôm na là ông Dũng nắm đảng dù ông Nguyễn Phú Trọng trên danh nghĩa là Tổng Bí thư.

Trong nhiều năm nay ông Dũng ra sức tạo ra những công ty quốc doanh với tầm cỡ lớn và đưa tay chân, thân tín mình điều khiển.

Bên cạnh đó ông cho lập ra những công ty tư nhân mà ai cũng biết đó là những người có liên hệ thân tộc, hoặc thân nhân những cán bộ cao cấp trung thành với ông lập ra.

 Những công ty, cá nhân đó biến thành nhóm lợi ích. Họ ra sức lợi dụng chức quyền, cơ hội, sự lỏng lẻo của luật kinh tế, vơ vét về cho nhóm họ biết bao nhiêu tỷ đô la, tạo ra cuộc sống vương giả cho phe nhóm và con cái họ mà bỏ lơ vấn đề an sinh xã hội, y tế, giáo dục khiến đời sống người dân càng lúc càng cơ cực.

Có thể ban đầu họ làm vì lòng tham mà không thấy được sức mạnh tích sản mà họ có, cho đến khi họ đối diện với hội nghị 6, tiếp theo là hội nghị 7.

Có thể đồng tiền đã cứu ông Dũng và phe nhóm, nếu vậy tại sao lại không sử dụng sức mạnh tài sản đó để xây dựng thêm quyền lực, bảo vệ chính họ và số tiền bất chánh mà họ kiếm được?

Nắm Trung ương đảng, nắm công an, nắm những đại công ty, ngân hàng trong tay, những yếu tố đó cho phép Nguyễn Tấn Dũng nghĩ đến ghế Tổng thống. Và mô hình Tổng thống chế kiểu Nga Sô là khả thi.

 Putin dùng KGB để siết chặt dân chúng, dùng nhà tù để ổn định xã hội, ông Dũng đã có bọn công an ác ôn, côn đồ còn hơn cả KGB.

Khi trở thành Tổng thống, một hiến pháp mới do những đảng viên "đại diện dân" bầu viết ra với sự kiềm chế, đạo diễn của đảng/chính phủ, sẽ minh định không có việc trả thù, không hồi tố những sai lầm trong thời gian qua.

 Quyền tư hữu được hiến pháp minh định, tài sản của họ được hiến pháp bảo vệ. Vững như bàn thạch!

Sau vài lần làm Tổng thống, người khác sẽ được bầu lên và số tiền khổng lồ họ có vẫn giữ vai trò quan trọng trong các cuộc bầu cử. Điều nầy đã thấy ở các nước tự do, dân chủ như Mỹ và Tây Âu.

 Họ có thể tiếp tục thắng cử, Việt Nam sẽ thay đổi theo bước đi con rùa bò mà họ muốn, cho dù nhân dân vẫn nghèo đói, rên siết.

Kịch bản đó có thể thất bại nếu:

1- Trong nước:

Các tổ chức, những nhân vật tranh đấu, những người cộng sản phản tỉnh cùng nhau kết hợp lại để tạo một lực đối kháng có tầm cỡ. Từ đó tạo áp lực loại bỏ dần chế độ cộng sản và nhà cầm quyền do chế độ đó dựng lên.
 Chuyện nầy không dễ, nhưng không khó nếu mọi tổ chức, cá nhân đều đặt quyền lợi của dân tộc lên trên hết trong khi làm việc với nhau và họ dám hy sinh cho đất nước.

Theo thiển ý người viết, những tôn giáo trong nước đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc dân chủ hóa đất nước. Tiếng nói của quí vị lãnh đạo tinh thần trong một số trường hợp, là mệnh lệnh đối với giáo dân của họ.
 Đa số người Việt Nam có theo tôn giáo, lời kêu gọi từ những vị lãnh đạo của họ nếu bắt đầu cùng lúc, cùng mục tiêu, thì sức mạnh của khối đa số nầy sẽ là sức mạnh của dân tộc, sẽ làm rung chuyển, đưa đến sự tan rã của chế độ cộng sản dù họ có mạnh đến đâu.

Bộ máy công an, cảnh sát không thể nào đàn áp được một đại khối như vậy. Lại nữa khi toàn dân đứng lên, chính họ phải run sợ cho bản thân và gia đình của họ, họ sẽ không dám đàn áp dù có lệnh từ bất cứ ai. Họ bảo vệ sinh mạng họ và gia đình họ trước hết, trước cơn sóng thần lịch sử.

Quí vị lãnh đạo tinh thần, những nhà tranh đấu đều biết, biết rành, và biết nhiều về vấn đề nầy.
 Uẩn khúc nào mà quí vị chưa làm? Dân tộc đang từng giờ ngóng chờ quyết định của quí vị.

Tôn giáo xuất phát từ dân tộc, khi dân tộc lâm nguy, tôn giáo có trách nhiệm.

2- Ở hải ngoại:

Tình trạng chia hai xẻ ba của những đảng phái chính trị, hội đoàn, đoàn thể, cộng đồng gần như vô phương cứu chữa, mà có khi có người còn tìm cách hạ lẫn nhau để tranh giành “hàm danh”. Tình trạng nầy làm tê liệt, hoặc làm suy yếu nghiêm trọng công việc hỗ trợ đồng bào tranh đấu nơi quê nhà, làm xói mòn lòng tin của đồng bào quê nhà với bà con hải ngoại, làm nản lòng người tranh đấu, làm giảm hiệu năng vận động giới trẻ tham gia chống cộng với chúng ta.

Theo thiển ý, mỗi tổ chức có lập trường, có quan điểm, có hoàn cảnh riêng, có cách làm riêng mà họ cho là hữu hiệu; cứ để họ làm miễn là cùng mục tiêu tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền cho đồng bào quê nhà là được.

Dứt khoát thôi chống phá lẫn nhau để sau nầy nếu hoàn cảnh bắt buộc phải ngồi lại với nhau cho giai đoạn tối hậu của đất nước, chúng ta còn có cơ hội ngồi lại với nhau được.

Những điều nầy đa số người tranh đấu đều biết lâu rồi đâu là cái lợi, cái hại, nhưng bao nhiêu năm qua chưa làm. Đây là giai đoạn đất nước đang cựa mình quay qua dân chủ thực sự, cầu xin quí vị hãy bắt đầu làm cho kịp với đà tranh đấu trong nước. Mau mau ngồi lại để hỗ trợ cho phong trào dân chủ nơi quê nhà.

Người viết có lần tìm cách thuyết phục các bạn trẻ tham gia vào việc tranh đấu cho tự do, dân chủ nơi quê nhà, đã bàng hoàng khi nghe câu trả lời của người bạn trẻ là: “các bác sao hay chửi nhau trong cuộc họp vậy”. Đây là một phản ảnh của giới trẻ về cung cách của bậc cha chú. Dù đa số chúng ta không rơi vào trường hợp nầy, nhưng không phải không có.

 Rất may là thiểu số. Xin vui lòng đừng trúc hết bực tức với người có khác cách tranh đấu, nhưng cùng mục tiêu với mình bằng những ngôn ngữ bất xứng.

Những người tranh đấu trong nước chứng tỏ sự can đảm của họ trước bạo quyền, trước sự đánh đập, trước gông cùm của công an.

Sự hy sinh của họ quá lớn, quá nhiều cho đất nước. Họ trong sáng, không đòi hỏi, không mong đợi gì cả.

Ác độc hơn nữa, nhà cầm quyền cộng sản còn tìm cách triệt tiêu kinh tế, triệt hạ nguồn sống của họ, làm sao họ sống còn mà tranh đấu cho đất nước đây?

Đồng bào trong nước, người Việt hải ngoại hãy mau chóng giúp họ. Làm được việc nầy chúng ta tỏ rõ lòng biết ơn trước sự hy sinh của họ, và làm cho những ai đang sửa soạn dấn thân vào vòng tranh đấu sẽ thấy đồng bào không làm ngơ trước sự hy sinh của họ, cho dù họ không bao giờ mong đợi. hãy bớt chi tiêu một chút thôi để nói lên tấm lòng của chúng ta với người tranh đấu. Sao không chớ!....

Người Việt hải ngoại, sau khi trốn chạy khỏi thiên đường xã hội chủ nghĩa, đang sống rải rác trên gần 60 quốc gia trên thế giới.

 Hiện tại, đa số là công dân của nước sở tại, quí vị có thể dùng quyền công dân, sức mạnh lá phiếu để yêu cầu chính quyền nước mình lên tiếng phản đối về vi phạm nhân quyền, chà đạp tự do, dân chủ tại Việt Nam.

Quí vị có quyền yêu cầu chính quyền nơi cư ngụ đòi hỏi về nhân quyền trong khi thảo luận về thương mại, kinh tế với Việt Nam. Chúng ta làm được đều nầy.

Đây là những công việc tối thiểu và cấp bách cho công cuộc tranh đấu ... Làm hay không làm, làm được bao nhiêu là tùy quyết tâm của mỗi người.


Switch mode views: