Căng thẳng tại hội nghị G20 Tài Chính vì cuộc đọ sức thương mại Mỹ - Trung
- Chúa Nhật, 09 tháng Sáu năm 2019 18:26
- Tác Giả: Thanh Hà
Hai ngày họp cấp bộ trưởng Tài Chính nhóm G20 đã kết thúc tại Fukuoka, Nhật Bản, ngày 09/06/2019.
REUTERS/Kim Kyung-Hoon
Kết thúc hai ngày họp cấp bộ trưởng Tài Chính nhóm G20 tại Fukuoka, ngày 09/06/2019, các bên đã thảo luật rất gay gắt để ra được bản thông cáo chung và nhìn nhận "căng thẳng thương mại và địa chính trị" đe dọa tăng trưởng toàn cầu.
Hãng tin Pháp AFP trích dẫn một nguồn tin thông thạo cho biết bản thông cáo chung kết thúc hai ngày họp của các bộ trưởng tài chính nhóm G20, bao gồm 20 nền kinh tế lớn nhất của toàn cầu, chỉ dành một dòng duy nhất đề cập đến rủi ro xung đột thương mại đối với tăng trưởng của thế giới.
Đại diện của 20 nước tham dự hội nghị Fukuoka đã mất "30 giờ đàm phán" để ra được thông cáo chung với nội dung như sau :
"Tăng trưởng toàn cầu có dấu hiệu ổn định nhưng vẫn còn yếu kém và các mối rủi ro khiến tình hình bị xấu đi vẫn tồn tại, nhất là vào lúc căng thẳng về thương mại và địa chính trị gia tăng".
Vẫn theo AFP, trong hai ngày họp vừa qua, nhiều đối tác của Hoa Kỳ bày tỏ lo ngại vì chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang.
Pháp và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế báo động nguy cơ tăng trưởng toàn cầu bị chựng lại là mầm mống dẫn tới một cuộc khủng hoảng kinh tế trên thế giới.
Theo thẩm định của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, các biện pháp tăng thuế nhập khẩu do Washington và Bắc Kinh áp đặt khiến tăng trưởng toàn cầu giảm 0,5 % vào năm 2020.
Còn bộ trưởng Tài Chính Hoa Kỳ, Steven Mnuchin, nhìn nhận tăng trưởng tại Châu Âu và Trung Quốc bị chựng lại, nhưng theo ông, nguyên nhân không xuất phát từ "các mối căng thẳng mậu dịch".
Cuộc thương chiến Mỹ - Trung là chủ đề chính thu hút mọi sự chú ý tại cuộc họp cấp bộ trưởng Tài Chính G20 tại Nhật Bản.
Trong bối cảnh căng thẳng này, ông Steven Mnuchin đã gặp riêng thống đốc Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc, Dịch Cương.
Phía Mỹ nói đến một cuộc trao đổi "tích cực" nhưng không đi sâu vào chi tiết.
Tin mới
- Sức thu hút đầu tư nước ngoài, bước nhảy vọt của Pháp - 11/06/2019 21:29
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 11-6-2019 - 11/06/2019 19:29
- Thế nào là một « cường quốc hàng hải » ? - 11/06/2019 13:58
- Việt Nam, trung gian thương mại của Mỹ và Trung Quốc ? - 10/06/2019 21:39
- Thương chiến Mỹ-Trung : Hà Nội sẽ chống hàng Trung Quốc dán nhãn Việt Nam - 10/06/2019 20:46
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 10-6-2019 - 10/06/2019 17:01
- Hơn một triệu người biểu tình, chính quyền Hồng Kông duy trì dự luật dẫn độ - 10/06/2019 16:36
- Hồng Kông : Chống luật dẫn độ sang Hoa lục, nửa triệu người xuống đường - 09/06/2019 20:53
- Công nghệ cao : Trung Quốc hù dọa các công ty nước ngoài - 09/06/2019 20:42
- Di dân nhập cư : Tổng thống Mỹ và Mêhicô hoan nghênh thỏa thuận - 09/06/2019 19:01
Các tin khác
- Đổ bộ Normandie : « Đến giờ chót, Eisenhower vẫn lo toát mồ hôi » - 08/06/2019 18:36
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 07-6-2019 - 08/06/2019 18:16
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 08-6-2019 - 08/06/2019 14:49
- Nga-Mỹ đổ lỗi cho nhau về sự cố trên biển Hoa Đông - 08/06/2019 14:00
- Nhật Bản ra biện pháp mới giảm thiểu rác thải nhựa - 08/06/2019 13:49
- Bóng đá : Cuộc đấu tranh dài hơi của các tuyển thủ nữ - 08/06/2019 05:29
- Hồng Kông : Giới luật sư tuần hành phản đối luật dẫn độ - 08/06/2019 05:01
- Thân phận Đài Loan trong quan hệ căng thẳng Mỹ-Trung - 06/06/2019 21:56
- Mỹ- Trung: Đã đến lúc « tính sổ » lẫn nhau - 06/06/2019 21:43
- Mùa Xuân Bắc Kinh 1989 : Ước mơ dân chủ tan vỡ nhưng ký ức không phai - 06/06/2019 21:15