Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Trí thức Pháp : Bóng đá không hẳn là « tha hóa »

france football 1998

Đội tuyển Pháp năm 1998
Ảnh chụp màn hình

Báo Le Monde ngày 10/07/2018 nhân trận kỳ cúp bóng đá này để nhắc lại chuyện xưa.

Mấy ai biết rằng thắng lợi của đội tuyển Pháp năm 1998 đã làm thay đổi triệt để quan điểm của giới trí thức và văn nghệ sĩ Pháp với môn thể thao vua này như thế nào.

Sử gia Yvan Gastaut, giảng dậy tại trường đại học Nice nhớ lại:
« Từ lâu vẫn mang tư tưởng chống bóng đá, cuối cùng giới trí thức cũng đã bắt đầu quan tâm đến môn thể thao này ». Vào thời đó, một số người vẫn xem bóng đá như là « một cơn dịch bệnh cảm xúc ».

Nói một cách khác, đó là một màn trình diễn đần độn, một trò chơi vô bổ.
Ý tưởng này thấm sâu trong giới văn hóa, bất chấp sự nhìn nhận niềm đam mê của các văn hào Albert Camus hay Henry de Montherland đối với bóng đá, bất chấp bài phỏng vấn Michel Platini do nữ sĩ Marguerite Duras thực hiện cho Libération năm 1987.

Phải đợi đến thắng lợi của đội áo Lam năm 1998, cách nhìn đó mới được thay đổi.
 « Chiến thắng này đã xóa tan mặc cảm ở nhiều người trong giới trí thức, vốn dĩ rất yêu thích môn bóng đá mà không dám thổ lộ. (…)
Mọi người cứ thế mà bắt đầu bàn luận một cách thoải mái giống như là một sự giải phóng lời nói vậy đó », ông Laurent Veyssière, quản thủ Viện Di sản Quốc gia Pháp INP, nhận xét.
« Cuối cùng người ta có thể thốt lên rằng họ thích bóng đá ».
« Giờ đây bóng đá có thể được công khai bàn luận mà không sợ bị giới có học đánh giá là không có gu thưởng thức ».

 Ngay từ mùa xuân năm 1998, bóng đá đã được xem như là « một gu thưởng thức chính đáng ở giới trí thức ».
Nhiều giảng sư đại học nghiễm nhiên công khai bật tivi theo dõi các trận cầu mà không cần giấu giếm.
Bóng đá còn trở thành đối tượng nghiên cứu lịch sử và xã hội học.

Le Monde cho biết, trong kỳ Worl Cup 2018 này, các kênh truyền hình đã gặp bối rối trong việc ra quyết định chọn khách mời.
 Cả một danh sách dài các quan khách tham gia bình luận bóng đá, trong số này có cả các văn hào, viện sĩ hàn lâm lẫn các triết gia.

Gà Trống Lam « song đấu » cùng Con Quỷ Đỏ

Nhưng có lẽ chủ đề được các báo quan tâm nhiều nhất là trận song đấu tối nay giữa hai đội tuyển Pháp – Bỉ.
Libération trên nền ảnh hai cầu thủ Pháp (áo lam) và Bỉ (áo đỏ), mặt đối mặt, chạy tít lớn « Pháp – Bỉ : Anh em nửa vời ».
Nửa vời, đó là vì « Nước Pháp luôn bị xem như là một người anh cả thù địch », tựa một bài viết khác trên Libération.

 Người Bỉ nói tiếng Pháp thường xuyên mong muốn người hàng xóm của mình gặp thất bại. Những người hàng xóm mà họ đánh giá là quá ngạo nghễ.
Một điều chắc chắn là « cuộc hội ngộ giữa những người quen cũ này » tựa của La Croix sẽ là « một cú sốc giữa những người hàng xóm để dành chiếc vé chung kết », như nhận xét của Le Figaro.

La Croix viết : « Những Con Quỷ Đỏ - tên gọi chính thức dành cho 11 tuyển thủ Bỉ kể từ sau trận gặp đội Pháp trước Đệ Nhất Thế Chiến - cố tình dùng đội Pháp như là một nhiệt kế để đo lường trình độ của mình trước khi lao vào đối đầu với những quốc gia nổi tiếng « lì lợm » như Đức hay Anh chẳng hạn.
Ngược lại, đội tuyển Pháp cũng sử dụng những người anh em láng giềng phía bắc này như là một đối tác để tập huấn trong những trận đấu không phải lúc nào cũng rất hữu nghị ».

Vì là người quen cũ nên đội Bỉ sẽ là một đối thủ đáng gờm. « Đội tuyển Bỉ là một ê-kip tắc kè », Libération lưu ý.
Để chống lại Brazil, Những Con Quỷ Đỏ đã biết cách thích hợp theo cuộc chơi. Tính linh hoạt này có thể sẽ cho phép họ đối đầu với đội áo Lam.

Hội ngộ giữa hai đồng đội cũ

Trận cầu này có lẽ hấp dẫn không chỉ đơn giản là một trận cầu giữa hai đội tuyển, mà còn là một cuộc đấu trí giữa hai cựu tuyển thủ từng làm nên kỳ công cho đội tuyển Pháp năm 1998 : Didier Deschamps, huấn luyện viên đội Pháp và Thierry Henri, cố vấn thứ ba của đội bóng Bỉ.
Với Le Monde, cho đến giờ phút này « Didier Deschamps : là người tạo ra thắng lợi ».

Là một người thực tế, huấn luyện viên đội tuyển áo Lam đang hướng đến mục tiêu tối thượng : giành lấy chiếc Cúp Thế Giới tại Nga, hai mươi năm sau đã từng đoạt cúp với tư cách là đội trưởng.
Nhìn sang địch thủ của Deschamps, Le Monde hóm hỉnh chạy tựa : « Thierry Henri, thỏa ước với Những con Quỷ ».

Kể từ năm 2016, người ghi bàn nhiều nhất cho lịch sử đội áo Lam là một trong những trợ lý của đội Bỉ.

Giờ đây, sau 20 năm, kể từ khi Pháp đoạt ngôi sao đầu tiên, Thierry Henri gặp lại đồng đội cũ, nhưng mỗi người ở một vị thế khác nhau.
Một cuộc hội ngộ đến lạ lùng, Le Monde kết luận.

Switch mode views: