Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Quan sát sóng hấp dẫn, giải Nobel Vật Lý 2017

nobel-prize-physics


Phương tiện quan sát Laser Interferometer Gravitational-Wave Observatory, LIGO.
Courtesy of SXS Project/California Institute of Technology/Hando

Theo Ủy Ban Nobel, ba nhà vật lý thiên văn Mỹ, Rainer Weiss, Barry Barish và Kip Thorne, được trao giải hôm nay, 03/10/2017, vì « các đóng góp quyết định » trong việc chế tạo ra phương tiện quan sát sóng hấp dẫn và đã ghi nhận được sự tồn tại của sóng này, điều mà nhà bác học Albert Einstein từng tiên đoán trong lý thuyết tương đối tổng quát nổi tiếng của ông.

Thành viên Ủy Ban Nobel Olga Botner cho biết sự tồn tại của loại sóng này đã được biết đến từ lâu, nhưng đây là lần đầu tiên sóng hấp dẫn được « quan sát trực tiếp ».
Một thế kỷ sau tiên đoán của Einstein, các nhà vật lý Mỹ đã có một bước tiến được đánh giá là khổng lồ đối với ngành khoa học vật lý thiên văn, mở ra một cánh cửa mới cho các nghiên cứu về vũ trụ.

Tổng thư ký Viện Hàn Lâm Khoa Học Thụy Điển Goran Hansson ca ngợi phát hiện nói trên « làm đảo lộn thế giới ».
Các nhà khoa học Mỹ đã chế tạo ra phương tiện quan sát mang tên LIGO (chữ viết tắt của Laser Interferometer Gravitational-Wave Observatory), bao gồm hai máy có cấu tạo hoàn toàn giống nhau, một được đặt tại tiểu bang Lousiana và một tại tiểu bang Washington.

 Các sóng hấp dẫn lần đầu tiên được quan sát vào tháng 9/2015. Thông báo được đưa ra ngày 11/02/2016.

Vào tháng 9/2017, một phương tiện quan sát khác của châu Âu, mang tên VIGRO cũng đã ghi nhận được sự tồn tại của loại sóng nói trên.
Giải thưởng Nobel Vật Lý trị giá 9 triệu couronne Thụy Sĩ, tương đương gần 1 triệu euro.

Switch mode views: