Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

2017 : Mỹ vẫn là động lực tăng trưởng của thế giới

usa-stocks-open


Thị trường chứng khoán New York (NYSE) Manhattan, New York, Mỹ ngày 22/12/2016. Nhiều dấu hiệu cho thấy kinh tế Mỹ 2017 tiếp tục khởi sắc.REUTERS/Andrew Kelly

Dự báo kinh tế cho 2017 của các cơ quan nghiên cứu quốc tế thay đổi hẳn với việc Donald Trump đắc cử tổng thống Hoa Kỳ.
Mỹ sẽ là đầu tàu tăng trưởng của thế giới.
 ASEAN gặp khó khăn vì đồng đô la tăng giá.
Hiệp định tự do mậu dịch TPP và RCEP cần được các nước Đông Nam Á cân nhắc.

Ba tuần sau kết quả bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, cơ quan tư vấn Ecofi Investments trụ sở tại Paris tăng dự phóng tăng trưởng của nước Mỹ đang từ 1,9 % lên thành 2,7 % cho 2017.
 Lý do : « Chương trình của ông Trump bao gồm các biện pháp tăng chi tiêu công cộng, đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Các biện pháp đó tạo đà cho tăng trưởng. Nhưng sẽ đẩy nợ công của Washington lên cao ».

Tổ Chức Hợp Tác và Phát Triển Kinh Tế OCDE lạc quan hơn Ecofi Investments khi chờ đợi tổng sản phẩm nội địa vào năm tới tăng đến 3,3 %, cao hơn so với dự báo tăng trưởng của OCDE cho Hoa Kỳ trong năm nay đến 0,4 điểm.

Theo thẩm định của ngân hàng Thụy Sĩ, Marabaud, chỉ riêng các dự án tăng xây dựng cơ sở hạ tầng cũng đủ cho phép đem lại 0,5 điểm tăng trưởng cho GDP của nước Mỹ.

Viễn cảnh tươi sáng cho Hoa Kỳ

Nhìn từ Hoa Kỳ, ngoài chỉ số tăng trưởng, chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa còn nêu lên hai khía cạnh khác là lãi suất ngân hàng và tỷ giá hối đoái của đồng đô la :
Quả thật là ta nên khởi sự từ viễn ảnh Hoa Kỳ, với nền kinh tế có sản lượng bằng gần 25% của thế giới và cũng phục hồi khá hơn cả sau nạn tổng suy trầm 2008-2009.
Quẻ bói của tôi về kinh tế Mỹ 2017 là tăng trưởng khả quan hơn, với lạm phát và lãi suất sẽ còn tăng, có thể không phải ba lần mà chỉ hai lần thôi, nhưng vẫn khiến Mỹ kim còn lên giá so với các ngoại tệ khác.

Về mặt chính sách, chính quyền Donald Trump phát huy chủ nghĩa « Quốc gia Hoa Kỳ » và đề nghị tăng chi cho hạ tầng cơ sở cùng giảm thuế và giải tỏa luật lệ kiểm soát các doanh nghiệp nên sẽ nâng đà tăng trưởng nhưng cũng gây hậu quả lạm phát.

Trong năm 2016, Hoa Kỳ đã thoát khỏi nạn suy trầm kinh tế tưởng như sẽ xảy ra từ giữa năm, qua năm tới, nạn suy trầm vẫn chưa xảy ra ít ra là tới cuối năm 2017 và đấy là điều may cho các nước xuất cảng vì thị trường quá lớn của nước Mỹ.

Cũng về chính sách, chính quyền Trump sẽ ráo riết xét lại hoặc kiểm soát việc thi hành các hiệp ước thương mại, điển hình là Hiệp ước Tự do Thương mại Bắc Mỹ với Canada và Mexico.

Vấn đề thật ra không phải là kinh tế Mexico làm dân Mỹ mất việc làm mà vì nhiều nước Âu-Á đã gia nhập thị trường Mexico để hưởng lợi khi bán hàng vào Mỹ.
Vì vậy, Hoa Kỳ rà soát lại xuất xứ hàng hóa Mexico trong khuôn khổ NAFTA và nhiều nước Âu Châu hay Á Châu sẽ bị ảnh hưởng vì « chui » vào Mỹ qua ngả NAFTA.

Ngoài ra, Hoa Kỳ sẽ rút khỏi Hiệp ước Xuyên Thái Bình Dương TPP và không thương thuyết hiệp định thương mại quốc tế nào khác mà có khi đòi xét lại nhiều hiệp ước song phương đã ký kết.
Mâu thuẫn về mậu dịch sẽ tăng mạnh.

Đô la tăng giá sẽ là một trở ngại cho hàng xuất khẩu của Hoa Kỳ, từ các hãng nhỏ đến những ông khổng lồ như Boeing, hãy hãng xe hơi General Motors.
Thêm vào đó, các doanh nhân Mỹ cũng đang lo ngại Donald Trump lao vào một cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc, khi đó chắc chắn Bắc Kinh sẽ trả đũa, trừng phạt hàng Mỹ nhập vào thị trường rộng lớn với hơn 1,2 tỷ dân này.

Trung Quốc tiếp tục là điểm nóng

Không thể chỉ đề cập đến kinh tế Mỹ mà quên nói chuyện tăng trưởng của Trung Quốc : Trong thông cáo ngày 19/12/2016 Viện Nghiên Cứu Khoa Học Xã Hội Bắc Kinh dự phóng GDP Trung Quốc tiếp tục « ở nhịp độ chậm ».

Tăng trưởng sẽ là 6,5 % vào năm tới, thấp hơn 0,2 điểm so với chỉ tiêu.
Vẫn theo cơ quan này, nếu như đô la Mỹ tăng giá trong năm 2017, thì đồng yuan/nhân dân tệ của Trung Quốc có khuynh hướng tiếp tục bị mất giá, ít nhất là từ 3 đến 5 % so với đô la Mỹ.

Hiện tượng này càng khuyến khích doanh nhân Trung Quốc đi tìm những « bãi đáp an toàn ». Chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa phân tích :

Trung Quốc sẽ đi vào giai đoạn khó khăn kể từ năm tới. Những khó khăn kinh tế và gánh nợ quá lớn chưa làm xứ này bị suy thoái, hay hạ cánh nặng nề vào năm 2017, nhưng rủi ro suy trầm thì có.
Đúng lúc đó, Hoa Kỳ trong nhiệm kỳ Donald Trump lại cứng rắn hơn các tổng thống tiền nhiệm và gây thêm khó khăn cho Bắc Kinh.

Trong tháng 12/2016, chính quyền Barack Obama đã gây áp lực về mậu dịch với Bắc Kinh, không còn tương nhượng như xưa.
 Các nước Âu Châu cũng vậy khi kinh tế của khối Euro chưa hết khó khăn.

Qua năm tới, 2017 việc Mỹ kim lên giá là mặt nổi dễ thấy nhất vì càng thúc đẩy chiều hướng tẩu tán tư bản ra khỏi Trung Quốc.
Đấy là lúc người ta phải thấy rằng kinh tế Trung Quốc cần kinh tế Hoa Kỳ hơn là nước Mỹ cần Trung Quốc vì lệ thuộc quá nhiều vào xuất cảng trong khi tiêu thụ nội địa chưa thể bù đắp.

Nếu chiến tranh mậu dịch bùng nổ thì Trung Quốc mới bị thiệt hại nặng.
Hậu quả là chế độ càng củng cố ách độc tài và càng phát huy chủ nghĩa dân tộc Đại Hán với xứ khác, nhưng sẽ chẳng dám tìm kiếm đụng độ quân sự với Hoa Kỳ, dưới sự lãnh đạo của một con diều hâu mà người ta tưởng là con buôn Donald Trump.

Chiến lược nào cho ASEAN ?

Vào lúc tương lai Hiệp Định Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương còn chưa rõ ràng sau khi Hoa Kỳ rút khỏi TPP, Trung Quốc đã tung Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế Toàn Diện Khu Vực RCEP để lôi kéo các đồng minh của Washington về phía mình, kể cả Nhật Bản.

SEAN đứng giữa hai luồng ảnh hưởng đó. Từ bài học khủng hoảng tiền tệ Châu Á năm 1997 –cách nay đã 20 năm, chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa nêu bật rủi ro của các nước Đông Nam Á khi đô la tăng giá, nợ của các nước này đột ngột « phình to thêm » :

Hiệp hội ASEAN của 10 Quốc gia Đông Nam Á sẽ chết kẹt giữa hai nền kinh tế có sản lượng nhất nhì thế giới ở hai bờ Thái Bình Dương là Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Dù Bắc Kinh thúc đẩy, triển vọng thành hình Hiệp ước RCEP Hợp tác Toàn diện cấp Khu vực giữa 16 nước, mà không có Mỹ, sẽ khó hoàn tất năm 2017, nên các nước trong Hiệp hội ASEAN đã có hiệp ước tự do thương mại có thể tạm an ủi khi mua bán với nhau.

Tuy nhiên, mối lo đáng sợ nhất cho các nước ASEAN – trong đó có Việt Nam, là đô la Mỹ còn lên giá, tiền Mỹ sẽ đắt hơn chứ không rẻ như sau năm 2008.
Hậu quả là các nước vay nhiều bằng Mỹ kim, có ít dự trữ ngoại tệ và bị khiếm hụt chi phó sẽ bị chấn động nặng nhất.

Trong vùng Đông Nam Á, đấy là mối nguy cho Indonesia, Malaysia và Việt Nam, khi dữ trự ngoại tệ của Việt Nam chỉ ở khoảng 14% tổng sản lượng mà món nợ bằng tiền Mỹ lên tới 12% và sẽ thành đắt giá nên khó trả hơn.

Chúng ta không quên là vụ khủng hoảng Đông Á năm 1997 đã lan khắp nơi và dẫn đến khủng hoảng tại Liên bang Nga năm 1999 khởi đầu từ ngày mùng 02/07/1997 tại Thái Lan cũng vì lý do hối đoái : vay tiền rẻ của nước ngoài mà trả không nổi khi tiền lên giá.
Đấy là nguy cơ khủng hoảng khi, đúng một năm nữa, ta lại bói quẻ cho năm 2018.

Switch mode views: