Miến Điện : Phật tử biểu tình chống việc "công nhận" người Rohingya
- Thứ Hai, 04 tháng Bảy năm 2016 01:49
- Tác Giả: Trọng Thành
Người Rohingya tại một khu tị nạn, ngoại ô thị xã Maudaw, bắc bang Rakhine, 04/06/2015.
Reuters/Soe Zeya Tun
Hôm nay, 03/07/2016, theo AFP, hàng nghìn tín đồ đạo Phật, trong đó có nhiều sư tăng, biểu tình tại một tỉnh miền tây Miến Điện phản đối một quyết định của chính phủ, công nhận người Rohingya, khi yêu cầu các công chức gọi họ là "cộng đồng Hồi Giáo" bang Rakhine.
« Bảo vệ bang Rakhine » là yêu sách của những người biểu tình.
Trả lời phỏng vấn AFP, người tổ chức cuộc biểu tình tại Sittwe, thủ phủ của bang Rakhine, khẳng định : « Chúng tôi bác bỏ cụm từ ‘‘cộng đồng Hồi Giáo’’ bang Rakhine ».
Lãnh đạo một nhóm thanh niên của bang này cho hay, Phật tử của thủ phủ Sittwe và 17 thị xã, thị trấn của bang này đã tham gia vào cuộc tuần hành.
Quan điểm của những người biểu tình là không thể thừa nhận quyền của người theo đạo Hồi tại một quốc gia theo Phật Giáo, và người Rohingya phải được gọi là « Bengali », một từ để chỉ những người tị nạn từ Bangladesh.
Trong lĩnh vực nhân quyền, tân chính phủ của bà Aung San Suu Kyi, cầm quyền từ tháng 4/2016, bị chỉ trích mạnh mẽ vì đã im lặng trước việc cộng đồng thiểu số theo đạo Hồi Rohingya bị truy bức.
Quyết định công nhận cộng đồng Hồi Giáo tại bang Rakhine, chứ không phải là cộng đồng sắc tộc Rohingya, có thể coi là một nỗ lực tìm giải pháp trung dung của chính quyền Miến Điện, nhằm thoát khỏi tình trạng trên đe, dưới búa.
Cộng đồng Rohingya, với khoảng một triệu dân cư, đa số đang phải sống trong các tị nạn.
Trong một báo cáo mới đây, Liên Hiệp Quốc lo ngại vì việc quyền của sắc dân này bị vi phạm trầm trọng, nhất là việc họ bị phủ nhận quyền có quốc tịch, bị cưỡng bức lao động, bạo hành tình dục, và cho rằng các hành động bạo lực nhắm vào người Rohingya có thể bị khép vào « tội ác chống nhân loại ».
Đặc phái viên của Liên Hiệp Quốc Yanghee Lee, vừa kết thúc chuyến công du tại Miến Điện, yêu cầu chính quyền nước này « chấm dứt nạn kỳ thị được nhà nước bao che » chống lại người Rohingya, và điều này cần phải là « một ưu tiên khẩn cấp ».
Bạo lực nhắm vào người Rohingya gia tăng gần đây. Chỉ trong hơn một tuần lễ, hai thánh đường Hồi Giáo của sắc dân này đã bị các Phật tử cực đoan đốt phá.
Không khí hiện nay nhắc công chúng nhớ lại các bạo lực hồi mùa hè năm 2012, khi khoảng 200 người chết trong các xung đột giữa Phật tử cực đoan với người Rohingya.
Khoảng 100.000 người Rohingya đã phải rời bỏ quê hương.
Tin mới
- Philippines: Nguy cơ xung đột cá nhân ở đỉnh cao quyền lực ? - 05/07/2016 15:05
- Trung Quốc : Biểu tình bạo động chống dự án xây lò đốt rác - 05/07/2016 14:01
- Biển Đông : Việt Nam phản đối Trung Quốc tập trận ở Hoàng Sa - 05/07/2016 13:52
- BÀ HILLARY CLINTON LÒN URANIUM CHO IRAN ĐỂ KIẾM TIỀN. - 04/07/2016 22:03
- Mỹ mừng Ngày Độc lập từ Anh quốc lần thứ 240 - 04/07/2016 17:44
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 04-07-2016 - 04/07/2016 17:11
- Bắc Kinh đề nghị thương lượng nếu Manila bỏ qua phán quyết về Biển Đông - 04/07/2016 15:12
- CIA: Mỹ có thể bị ISIS tấn công như ở Istanbul - 04/07/2016 02:41
- Mỹ : Bà Clinton bị FBI thẩm vấn - 04/07/2016 02:15
- Khủng bố Dacca: Bangladesh để quốc tang 2 ngày - 04/07/2016 02:07
Các tin khác
- Daech khủng bố Bagdad, hơn 80 người tử thương - 04/07/2016 01:39
- Nữ Tướng chiến hạm Nhật. - 03/07/2016 01:53
- Giẫm đạp Thánh giá: Chính quyền Thừa Thiên Huế muốn tuyên chiến với cả thế giới Công Giáo! - 03/07/2016 01:31
- Mỹ siết chặt an ninh phi trường dịp Lễ Độc Lập - 02/07/2016 23:03
- Điểm Báo Pháp Ngày 02-07-2016 - 02/07/2016 22:35
- Liên Hiệp Châu Âu triển hạn trừng phạt Nga - 02/07/2016 22:12
- Mỹ công bố các vụ oanh kích bằng máy bay không người lái - 02/07/2016 21:54
- Khủng bố tại Bangladesh, 20 người nước ngoài thiệt mạng - 02/07/2016 21:33
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 01-07-2016 - 02/07/2016 06:40
- Euro 2016 : Bồ Đào Nha, « vua » cầm hòa vẫn đi được tới bán kết - 01/07/2016 23:08