Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Miến Điện : Ba nhà báo bị tù vì phê bình thống đốc Rangoon

myanmar-journalists

Nhà báo Kyaw Zaw Linn, tổng biên tập tuần báo Eleven Media bị bắt do bài phóng sự chỉ trích thống đốc Rangoon, một người thân cận bà Aung San Suu Kyi. Ảnh ngày 10/10/2018.
REUTERS/Ann Wang

Sau một bài phóng sự chỉ trích chính quyền Rangoon, thủ đô kinh tế của Miến Điện, mờ ám trong thương vụ mua đội xe buýt do Trung Quốc chế tạo, ba nhà báo Miến Điện bị bắt và tống giam từ ngày 10/10/2018.

Nhân vật bị nêu tên là thống đốc Phyo Min Thien, một người thân cận của Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi.
Theo AFP, Kyaw Zaw Lin, Nayi Min và Phyo Wai Win bị cảnh sát còng tay và áp giải ra toà án Rangoon trước sự chứng kiến của nhiều phóng viên Miến Điện và quốc tế.

Luật sư Kyee Myint cho biết ba nhà báo này bị cáo buộc « loan tin đồn với mục đích đánh động công luận » và bị giam tại nhà tù Insein, nơi bà Aung San Suu Kyi từng bị chính quyền quân sự quản thúc nhiều năm.

Ba nhà báo kể trên, trong đó có tổng biên tập nhóm tuần báo Eleven Media và một phóng viên điều tra, phổ biến một bài phóng sự hôm đầu tuần.
Nội dung nói về tình trạng thiếu minh bạch trong một số kế hoạch đầu tư bê bối của thống đốc Rangun, Phyo Min Thien, nhất là trong vụ mua xe buýt của Trung Quốc.
Phyo Min Thien được biết là một chính trị gia thân cận của lãnh đạo Aung San Suu Kyi.

Sau vụ hai phóng viên của Reuters bị kết án tù vì tìm hiểu các vụ đàn áp người Rohingya, vụ ba nhà báo của Eleven Media đứng trước nguy cơ hai năm tù giam, cho thấy tự do báo chí tại Miến Điện suy thóai đáng ngại.

Trả lời RFI tiếng Pháp, ông Daniel Bastard, đặc trách vùng Châu Á-Thái Bình Dương của tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới RSF cho rằng « đây là một vụ oan trái, các nhà báo chỉ làm công việc đơn thuần của nhà báo, bản cáo trạng không dựa vào một cơ sở nào cả ».

 RSF kêu gọi chính phủ Miến Điện « trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện » các nhà báo đang bị giam cầm.

Switch mode views: